DHA lại là 1 acid béo thuộc nhóm Omega 3 mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, chỉ có thể được bổ sung thông qua các thực phẩm chức năng hoặc qua các bữa ăn hàng ngày.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ em được cung cấp DHA tốt trong suốt thời kỳ phát triển não bộ sẽ có chỉ số thông minh cao hơn. Theo nghiên cứu, trẻ độ tuổi từ 8 - 9 sẽ có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm nếu được bổ sung đầy đủ DHA. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh chậm phát triển thần kinh cũng thấp hơn.
Khi nào trẻ cần uống DHA bổ sung?
Trẻ sơ sinh vào 6 tháng tuổi đầu tiên nên cung cấp DHA tốt nhất từ nguồn sữa mẹ. Nếu sữa mẹ không đáp ứng đủ thì các loại sữa và chế phẩm khác chứa DHA cần được sử dụng.
Trẻ từ 6 tháng tuổi - 1 tuổi là lúc cơ thể cần DHA để tạo ra lượng lớn hormone cho sự phát triển của não bộ. Bổ sung DHA lúc này là cần thiết để não bộ phát triển toàn diện, chức năng mắt và khả năng vận động của trẻ cũng tốt hơn.
Trẻ từ 1 tuổi đến 6 tuổi rất cần DHA, tuy nhiên trẻ thường bị thiếu hụt nếu cha mẹ không quan tâm bổ sung DHA từ thực phẩm hàng ngày. Trẻ lúc này không thích ăn nhiều cá và thực phẩm giàu DHA khác thì cha mẹ cần cho trẻ uống DHA bổ sung từ nguồn thực phẩm chức năng.
Trẻ cần bổ sung DHA với liều lượng bao nhiêu?
Theo khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới WHO, phụ nữ mang thai và cho con bú cần nạp tối thiểu 200mg DHA mỗi ngày. Lượng DHA này sẽ được cung cấp cho thai nhi qua rau rốn hoặc cho trẻ sơ sinh qua nguồn sữa mẹ.
Với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, nguồn bổ sung DHA từ sữa mẹ đã có thể đáp ứng được. Hàm lượng cần bổ sung tối thiểu là 17mg DHA trên 100 kcal.
Trẻ từ 1 - 8 tuổi, trẻ có thể hấp thu DHA từ nguồn thực phẩm ăn uống hàng ngày, song chế độ dinh dưỡng không đầy đủ sẽ không thể đáp ứng đủ. Trẻ cần sử dụng từ 70 - 100 mg DHA mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện trí tuệ và cơ thể, có thể cân nhắc bổ sung DHA từ thực phẩm chức năng.
Cần cẩn thận khi dùng thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ
Nguồn DHA tốt nhất cho trẻ là sữa mẹ. Mẹ cần bổ sung sâu những thực phẩm có chứa nhiều DHA hoặc bổ sung bằng các loại thực phẩm chức năng giàu DHA.
Trẻ dưới 2 tuổi nếu bú mẹ đầy đủ hoặc sữa công thức giàu DHA thì không cần bổ sung. Trẻ trên 2 tuổi tùy theo tình hình sức khỏe mà bổ sung DHA cho con.
Ngoài bổ sung DHA từ thực phẩm tự nhiên và sữa, cha mẹ có thể cho trẻ uống DHA từ các chế phẩm dinh dưỡng. Song cần đảm bảo cung cấp cân đối DHA mỗi ngày, sử dụng đúng theo chỉ dẫn bác sĩ và trên nhãn mác.
DHA giúp phát triển não bộ cho bé có trong những thực phẩm nào
Dưới đây là những thực phẩm giàu DHA mẹ tham khảo để bổ sung cho bé đều đặn mỗi ngày.
1. Cá
Cá là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào, đặc biệt là các loại cá béo. Bạn có thể tìm mua các loại cá béo như: Cá bơn, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá hồi biển...
Với cá hồi mẹ có thể làm dầu cá hồi cho bé để chế biến vào món ăn. Ngoài ra có rất nhiều món ngon làm từ cá như ruốc cá, cháo cá, súp cá... đều vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng.
2. Các loại hạt
Vừng, hạt bí ngô, hạt hướng dương là những loại không chỉ giàu DHA mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như kẽm và sắt. Hạt bí ngô còn là món ăn vặt bổ dưỡng lại ít calo, 30g hạt bí ngô có xấp xỉ khoảng 100mg DHA. Các loại hạt không chỉ lành mạnh, đem lại sức khỏe cho bé mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
3. Đậu nành
Đậu nành là một nguồn cung cấp chất xơ và chất đạm thực vật rất tốt. Các nhà khoa học đã chứng minh sữa đậu nành chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na tốt cho sức khỏe của trẻ em.
Tuy nhiên đậu nành có hàm lượng axit béo omega-6 cũng rất cao, chính vì vậy chúng ta không nên phụ thuộc vào đậu nành như một nguồn DHA duy nhất.
4. Quả óc chó
Hàm lượng Omega 3 trong quả óc chó gấp 3 lần trong cá hồi. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tác dụng của nhóm acid béo Omega 3 đặc biệt là DHA đối với sức khỏe con người. Với não: Thành phần của não là chất béo, trong đó DHA chiếm khoảng 1/4 lượng chất béo này.
Trong khoảng 28g quả óc chó có chứa tới 2.542mg axit béo Omega 3. Bằng việc ăn óc chó mỗi ngày, bạn đã bổ sung đầy đủ axit béo Omega 3 cho não giúp cho hệ thống thần kinh hoạt động hiệu quả, giúp tăng khả năng nhận thức và học hỏi.
5. Tôm
Tôm là một trong những thực phẩm giàu DHA, mẹ có thể lựa chọn để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày cho trẻ. Với nguyên liệu tôm mẹ có thể chế biến thành nhiều món cho bé: rang, luộc, hấp, nấu canh... Tuy nhiên mẹ cần chú ý đến liều lượng thích hợp cho trẻ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều, mỗi ngày chỉ cần khoảng 20-50gr vì nếu cho trẻ ăn quá nhiều có thể trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hóa.
6. Tảo biển
DHA từ tảo biển có tính ổn định và tinh khiết cao bởi có nguồn gốc từ loài tảo vùng biển sâu, hoàn toàn tự nhiên không biến đổi gen. DHA từ tảo được sản xuất trong điều kiện vô trùng khép kín, nhờ đó không bị ảnh hưởng bởi các tạp chất và ô nhiễm biển.
7. Đậu hũ
100 g đậu phụ có thể chứa tới 400 mg Omega 3, đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu về chất béo mỗi ngày. Với bà bầu và phụ nữ sau sinh, đậu phụ còn là nguồn cung cấp protein và canxi tuyệt vời.
8. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa tăng cường omega-3 và sữa chua có thể là những lựa chọn phù hợp. Hiện tại có nhiều sữa công thức dành cho trẻ nhỏ chứa a-xít béo omega-3 DHA vì một số nghiên cứu cho rằng nó hỗ trợ sự phát triển não bộ.
9. Bí ngô
Nói đến bí ngô phải kể đến thành phần Omega-3, ngoài Omega-3 còn chứa các thành phần: vitamin A, C, E, magie, canxi, chất xơ, axit folic, beta-carotene. Không chỉ có phần thịt quả bí ngô mà hạt bí ngô cũng là nguồn cung cấp Omega 3 dồi dào. Sử dụng bí ngô thường xuyên trong khẩu phần ăn của bé không những giúp bé thông minh hơn mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, phát triển xương hoàn hảo cho bé.