Đó là những gì đang xảy ra ngay lúc này ở nhiều nơi trên thế giới, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề.

Cuộc khủng hoảng này tạo ra một cơn ác mộng, khiến giá cả hàng hóa tăng đến chóng mặt và làm chậm đi quá trình phục hồi kinh tế của thế giới. Nhưng chưa hết đâu! Theo công ty phân tích kinh tế Moody's Analytics, mọi chuyện thậm chí "sẽ tệ hơn nữa, trước khi có thể khá hơn".

"Khi nền kinh tế toàn cầu phải tiếp tục phục hồi, việc chuỗi cung ứng bị gián đoạn khắp thế giới đã tạo ra những ảnh hưởng ngày càng rõ ràng hơn," - trích trong báo cáo của Moody's Analytics.

Có thể bạn chưa biết: Ngay lúc này, cơn khủng hoảng hàng hóa toàn cầu đang xảy ra và khiến mọi chuyện trở nên rất tồi tệ - Ảnh 1.

Trên thực tế, Quỹ tiền tệ Quốc tế đã hạ mức tăng trưởng dự đoán của Mỹ xuống thêm 1%  - nhiều nhất trong số các nước thuộc khối G7. Trong đó, họ nêu lên việc chuỗi cung ứng bị gián đoạn và sức mua giảm, những thứ vô tình tạo thành một nút thắt cổ chai đối với nền kinh tế.

"Kiểm soát biên giới và hạn chế di chuyển, cũng như việc thiếu đi một loại thẻ xanh vaccine dùng chung cho toàn cầu cùng với việc nhu cầu tiêu dùng giảm do người dân ở nhà, tất cả tạo nên một cơn cuồng phong hoàn hảo đánh thẳng vào khả năng sản xuất của thế giới. Các đơn hàng không thể đến kịp lúc, chi phí và giá sẽ tăng, trong khi GDP không thay đổi quá nhiều," - báo cáo cho biết.

Báo cáo còn chỉ ra rằng mắt xích yếu nhất hiện nay đang là việc thiếu hụt tài xế xe tải - vấn đề đang khiến các khu cảng trở nên đình trệ, trong khi trạm xăng khắp nước Anh thì cạn kiệt. Bi kịch hơn, tình cảnh tăm tối còn ở phía trước, vì nhiều vấn đề khiến việc giải quyết câu chuyện sức ép cung ứng trở nên khó khăn.

Có thể bạn chưa biết: Ngay lúc này, cơn khủng hoảng hàng hóa toàn cầu đang xảy ra và khiến mọi chuyện trở nên rất tồi tệ - Ảnh 2.

Đầu tiên, có thể kể đến việc các nước đang phải gồng mình chống dịch Covid-19. Trung Quốc vẫn theo đuổi kế hoạch "zero Covid", trong khi Mỹ lại muốn sống chung với nó.

"Nó tạo ra một thách thức thực sự, về việc đồng bộ các quy định vận chuyển giữa các quốc gia trên thế giới."

Thứ hai là việc thiếu đi nỗ lực toàn cầu để đảm bảo khả năng vận hành trơn tru cho chuỗi cung ứng. Nhưng dẫu vậy, CEO Jamie Dimon của JPMorgan thì tin rằng câu chuyện này sẽ được giải quyết trong năm tới.

"Chuỗi cung ứng sẽ không còn là vấn đề vào năm sau. Đây là giai đoạn tồi tệ nhất rồi."

Nguồn: CNN