Cũng giống như lái xe, trước khi chính thức điều khiển, bạn cần học để thi bằng lái. Không ai ép buộc bạn học mới được kết hôn, nhưng rèn luyện những kỹ năng cần thiết trước khi bước vào cuộc sống lứa đôi là điều hết sức cần thiết để đảm bảo cho cuộc hôn nhân của mình được bền vững.
Trò chuyện
Nói chuyện một cách khéo léo, đặc biệt là khi rơi vào những tình huống khó khăn và lắng nghe tích cực là cách để duy trì sự hòa thuận trong đời sống vợ chồng. Đó cũng là điều cần thiết cho bất kỳ cuộc hôn nhân lành mạnh nào. Những lời phàn nàn, chỉ trích đối với người chung sống, hoặc sẽ khiến hôn nhân gặp rắc rối nghiêm trọng, hoặc bạn sẽ bị đối tác làm tổn thương.
Khi đã lấy nhau, hẳn bạn đã hiểu được tính cách cơ bản của chồng mình. Vì vậy, hãy học cách cư xử phù hợp để hạn chế tối đa các cuộc tranh cãi. Khi anh ấy nóng giận, tốt nhất bạn đừng bảo vệ quan điểm của mình, khi chàng mắc sai lầm, cũng đừng liên tục chỉ trích. Còn khi vui vẻ bên nhau, bạn có thể nhắc nhở anh ấy về những sai lầm đã mắc phải, nhưng phải thật tinh tế và tránh nói quá nhiều...
Tự điều chỉnh cảm xúc
Mỗi khi không hài lòng, trẻ con thường giận dữ, khóc lóc hoặc thậm chí trút sự bực tức của mình vào anh chị em ruột hay những đứa trẻ xung quanh. Người lớn thường không nông nổi như thế, nhưng một khi đã tức giận thì người khác khó có thể kiềm chế được những xúc cảm đang bốc hỏa trong người họ. Chỉ bản thân bạn mới có thể tự điều chỉnh xúc cảm của mình.
Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người đã kết hôn. Bởi cuộc sống gia đình, chắc chắc sẽ không tránh khỏi những va chạm, bất đồng quan điểm. Và điều dễ xảy ra là sau 1 vài lần cãi vã ban đầu, giọng nói và mức độ tức giận của bạn sẽ càng tăng theo cấp số nhân ở những lần sau, kéo theo nhiều hậu quả không đáng có.
Trò chuyện
Nói chuyện một cách khéo léo, đặc biệt là khi rơi vào những tình huống khó khăn và lắng nghe tích cực là cách để duy trì sự hòa thuận trong đời sống vợ chồng. Đó cũng là điều cần thiết cho bất kỳ cuộc hôn nhân lành mạnh nào. Những lời phàn nàn, chỉ trích đối với người chung sống, hoặc sẽ khiến hôn nhân gặp rắc rối nghiêm trọng, hoặc bạn sẽ bị đối tác làm tổn thương.
Khi đã lấy nhau, hẳn bạn đã hiểu được tính cách cơ bản của chồng mình. Vì vậy, hãy học cách cư xử phù hợp để hạn chế tối đa các cuộc tranh cãi. Khi anh ấy nóng giận, tốt nhất bạn đừng bảo vệ quan điểm của mình, khi chàng mắc sai lầm, cũng đừng liên tục chỉ trích. Còn khi vui vẻ bên nhau, bạn có thể nhắc nhở anh ấy về những sai lầm đã mắc phải, nhưng phải thật tinh tế và tránh nói quá nhiều...
Tự điều chỉnh cảm xúc
Mỗi khi không hài lòng, trẻ con thường giận dữ, khóc lóc hoặc thậm chí trút sự bực tức của mình vào anh chị em ruột hay những đứa trẻ xung quanh. Người lớn thường không nông nổi như thế, nhưng một khi đã tức giận thì người khác khó có thể kiềm chế được những xúc cảm đang bốc hỏa trong người họ. Chỉ bản thân bạn mới có thể tự điều chỉnh xúc cảm của mình.
Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người đã kết hôn. Bởi cuộc sống gia đình, chắc chắc sẽ không tránh khỏi những va chạm, bất đồng quan điểm. Và điều dễ xảy ra là sau 1 vài lần cãi vã ban đầu, giọng nói và mức độ tức giận của bạn sẽ càng tăng theo cấp số nhân ở những lần sau, kéo theo nhiều hậu quả không đáng có.
Để tránh gặp phải những tình huống này, hãy học cách tự điều chỉnh cảm xúc của mình ngay khi đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân. Tự tưởng tượng đến những tình huống dễ xảy ra xung đột và đặt mình vào hoàn cảnh đó xem mình sẽ giải quyết ra sao. Hoặc khi chứng kiến những cuộc tranh cãi của các cặp vợ chồng xung quanh mình, bạn cũng có thể tự rút ra bài học cho bản thân.
Hãy học cách cư xử phù hợp để hạn chế tối đa các cuộc tranh cãi (Ảnh minh họa).
Giải quyết xung đột
Sau khi kết hôn, tất cả các cặp vợ chồng đều tồn tại những khác biệt trong tính cách, thói quen, lối sống. Những cặp đôi hạnh phúc biết cách làm thế nào để bắt đầu từ những khách biệt đi đến những điểm chung mà 2 người cùng thấy vui vẻ, thoải mái và cho rằng đó là con đường tốt nhất.
Sự thật là người trong cuộc phải biết cách hòa giải những khác biệt bằng suy nghĩ đơn giản, tích cực. Từ những điều nhỏ nhặt như khi người vợ thích xem phim lãng mạn, người chồng thích phim hành động cho đến các xung đột lớn về nơi sinh sống, quản lý tài chính gia đình và cả những khác biệt trong đời sống chăn gối... Bạn nên nhớ rằng, không phải lúc nào sự lựa chọn của mình cũng là tốt nhất và của đối tác luôn sai. Và vấn đề bạn cần phải học hỏi đó là phải nhìn nhận vấn đề từ hai phía, đặt mình vào vị trí của đối phương... Đó chính là cách để bạn gỡ rối những mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống chung của hai người.
Sống tích cực
Mỗi khi bạn chia sẻ nụ cười với người chồng của mình, bày tỏ sự hài lòng, đánh giá cao và cảm ơn anh ấy vì một điều gì đó... bạn không chỉ mang lại niềm vui, cảm giác hạnh phúc cho chồng mình mà chính bạn cũng được sống trong những xúc cảm đó. Vì thế, hãy tập cho mình thói quen biết quan tậm, lắng nghe và chia sẻ. Điều đó sẽ mang lại cho bạn và cuộc sống hôn nhân của mình sự thoải mái và hạnh phúc.
Cách nhìn nhận vấn đề tích cực, lạc quan còn giúp bạn dễ dàng vượt qua khó khăn trong hôn nhân, đồng thời mang lại niềm tin vào cuộc sống, và trước hết là vào cuộc hôn nhân của chính mình.
Trước khi quyết định gắn bó cuộc đời mình với một người đàn ông và bước vào bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời, phụ nữ nên làm những điều rất có ý nghĩa sau