Là một trong những cơ quan nội tạng quan trọng, thận giúp lọc bỏ độc tố và đào thải ra ngoài, lọc máu, cân bằng huyết áp. Hơn nữa, sức khỏe thận quyết định trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của nam giới, chất lượng đời sống vợ chồng.
Thận có vấn đề khiến một lượng lớn nước và tạp chất không thể được đào thải ra khỏi cơ thể kịp thời. Trong khi những thành phần tốt cho cơ thể lại không được sử dụng. Độc tố cơ thể thải ra không được xử lý kịp thời sẽ tích tụ lâu ngày, gây tổn thương nghiêm trọng cho thận, gây rối loạn các cơ quan và chức năng, dẫn đến hàng loạt biến chứng bệnh tật.
Nếu có 4 "đau" này ở trong cơ thể thì chứng tỏ thận đang bật "đèn đỏ"
1. Đau nhức xương khớp
Quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể không diễn ra bình thường do thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Axit uric dư thừa sẽ ảnh hưởng đến thận, cơ thể sẽ phát tín hiệu đau nhức xương khớp.
Những người có chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ cần chú ý nhiều hơn. Rất có thể cơn đau do axit uric tích tụ trong cơ thể sẽ tiếp tục phát triển. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tăng axit uric máu và tổn thương thận, gây bệnh thận, suy thận.
2. Đau 2 bên lưng dưới
Thận nằm ở 2 bên lưng dưới của chúng ta. Nếu bị đau 2 bên lưng dưới, rất có thể thận đang bị tổn thương.
Đặc biệt khi mới thức dậy vào buổi sáng, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi lật người, đi vệ sinh, màu nước tiểu sẫm màu hơn, có nhiều bọt, bọt lâu tan, cơ thể sưng phù. Đây là dấu hiệu sớm của viêm thận. Điều này cũng có thể gây đau lan rộng, thường là đau bụng.
3. Đau khi đi tiểu
Trong trường hợp bình thường, bạn sẽ không có nhiều cảm giác khi đi tiểu. Nhưng nếu đột nhiên thấy đau khi đi tiểu, khó tiểu, rất có thể hệ tiết niệu đã bị tổn thương do viêm nhiễm bởi một số vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài.
Nếu không được điều trị và điều chỉnh kịp thời có thể gây viêm thận, dẫn đến suy thận nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên bổ sung nước kịp thời, chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể và vệ sinh cá nhân để bảo vệ thận, phòng tránh bệnh thận.
4. Đau tức ngực
Nếu bạn thường xuyên thấy phù nề vào buổi sáng, tức ngực và đau nhức trong một khoảng thời gian thì rất có thể chức năng thận đã bị suy giảm. Điều này dẫn đến khả năng lọc của thận giảm. Một lượng nước lớn không thể đào thải ra ngoài cơ thể. Theo thời gian, chúng tích tụ trong cơ thể gây phù nề.
Nếu bạn cảm thấy đau rõ rệt sau khi dùng ngón tay ấn vào kèm khó thở, đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm thận.
Phòng tránh bệnh thận bằng những cách đơn giản
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Nguyên Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), trong Đông y, thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể.
Theo y học hiện đại, thận là cơ quan lọc máu, đào thải các chất độc qua nước tiểu. Không có cách nào để phòng ngừa tuyệt đối bệnh thận nói chung. Tuy nhiên, bạn có thể duy trì thận khỏe nhờ áp dụng lối sống lành mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh thận:
- Uống đủ nước.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao.
- Ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá mặn, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ... Hạn chế ăn đồ giàu chất béo, đồ chế biến sẵn, đồ tẩm ướp nhiều muối...
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ, nên đi khám khi thấy có dấu hiệu bất thường ở cơ thể.
- Tìm cách giải tỏa căng thẳng, stress, chú ý nghỉ ngơi hợp lý.