Chi tiết sự việc
Theo thông tin được cung cấp, ngày 2 tháng 03, như thường lệ cô Lý vào siêu thị nhỏ gần nhà để mua bữa sáng cho ngày hôm sau. Khi đi ngang quầy thực phẩm, cô chọn một gói mì mình thường ăn.Theo thói quen, cô hay nhìn hạn sử dụng, ngày sản xuất của sản phẩm. Rồi phát hiện gói mì sản xuất ngày 29 tháng 8 năm 2023, hạn sử dụng là 6 tháng. Như vậy, tính đến lúc đó, nó đã quá hạn được 4 ngày.
Cô Lý cho rằng đây là sự nhầm lẫn nghiêm trọng đối với việc bảo đảm an toàn sức khỏe của người mua. Đồ ăn khách hàng ăn hằng ngày không được kiểm tra cẩn thận rất dễ làm ảnh hưởng đến tính mạng khách hàng.
Đang định tìm nhân viên chất vấn, cô nảy ra một ý nghĩ. Cô quyết định không tìm nhân viên "hỏi chuyện" mà ra quầy thanh toán gói mì và một số đồ khác.
Sáng hôm sau, cô mang hóa đơn mua hàng từ hôm qua, gói mì đã mở hết hạn, ảnh chụp màn hình chuyển khoản và một số chứng cứ nộp lên tòa, khởi tố siêu thị bán đồ hạn sử dụng. Cô kể lại, bản thân đã ăn hết gói hết hạn, mong được cửa hàng đền số tiền mua mì là 7 NDT (tương đương với 24 nghìn VND), tiền kiểm tra sức khỏe, tiền thuê luật sư và 1000 NDT (tương đương với 3,5 triệu VND) tiền bồi thường.
Hình minh họa
Với trường hợp này, tòa án sẽ thẩm tra xử lý như thế nào?
Tình huống này chủ yếu đề cập đến vấn đề vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Căn cứ vào điều 28 về luật "Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" của Trung Quốc: " Người kinh doanh bán sản phẩm hoặc dịch vụ phải đảm bảo cho người tiêu dùng, không được có hành vi bán những sản phẩm không đảm bảo sức khỏe
Điều thứ 55 quy định: "Nếu người tiêu dùng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà có vấn đề, có thể yêu cầu bên kinh doanh có trách nhiệm bồi thường theo pháp luật.
Trong trường hợp này, cô Lý đã mua một sản phẩm giá 7 NDT (tương đương với 24 nghìn VND) ở siêu thị. Đây là sản phẩm siêu thị sơ xuất không kiểm tra nên để quá hạn sử dụng. Vậy nên toà đồng ý yêu cầu của cô Lý, cô được nhận 7 NDT (tương đương với 24 nghìn VND) tiền bồi thường.
Về yêu cầu bồi thường tiền kiểm tra sức khỏe, tố tụng luật sư và số tiền liên quan phải căn cứ theo luật bảo vệ người tiêu dùng
Cô Lý vì sử dụng sản phẩm hết hạn mà phải đi kiểm tra sức khỏe nên có thể căn cứ vào điều khoản trên có thể yêu cầu siêu thị bồi thường phí khám chữa bệnh.
Cuối cùng, theo điều 148 của luật "An toàn vệ sinh thực phẩm". Người tiêu dùng ngoài được bồi thường tổn thất, còn có thể có yêu cầu người kinh doanh trả số tiền gấp 10 lần giá trị của sản phẩm."
Bồi thường gấp 10 lần giá trị sản phẩm có nghĩa là, siêu thị phải trả cô 70 NDT (tương đương với 240 nghìn VND)
Nhưng theo điều 149 của luật "An toàn vệ sinh thực phẩm" quy định: Nếu như giá trị của sản phẩm dưới 1000 NDT (tương đương với 3,5 triệu VND) thì người tiêu dùng được bồi thường 1000 NDT (tương đương 3,5 triệu VND)
Cuối cùng, tòa phán quyết siêu thị phải bồi thường cho cô Lý 7 NDT (tương đương với 24 nghìn VND) giá trị gói mì, tiền khám sức khỏe và 1000 NDT (tương đương với 3,5 triệu) tiền bồi thường. Tuy rằng cô Lý cố tình mua sản phẩm đã hết hạn nhưng xem xét theo góc độ pháp luật, cô vẫn được bồi thường như các điều khoản quy định.
Những cửa hàng kinh doanh sản phẩm, đồ ăn phải thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng đồ đang kinh doanh để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Còn với hành động của cô Lý mặc dù vẫn được pháp luật đảm bảo nhưng không nên làm theo, như vậy sẽ làm xấu đi môi trường kinh doanh, ta không nên bắt chước làm theo.
Hơn nữa, câu chuyện này cũng nhắc nhở chúng ta khi mua hàng cần chú ý đến hạn sử dụng để bảo đảm sức cho chính mình.
Toutiao