Chuyện cổ tích giữa đời thường
Giữa những ngày giá lạnh của Hà Nội, vẫn còn nhiều mảnh đời kém may mắn đang nhọc nhằn mưu sinh, gồng mình chắt chiu từng đồng. Hơn ai hết, họ là những người cần manh áo ấm, bát cơm, bát canh nóng để xoa dịu cái lạnh giá giữa mùa đông này.
Và một câu chuyện tưởng như “cổ tích giữa đời thường” đã trở thành hiện thực vào mỗi trưa Chủ nhật hàng tuần tại khu vực cầu Mai Động và bến xe Lương Yên, khi nhóm bạn trẻ lỉnh kỉnh đồ đạc, hồ hởi bán những suất cơm với giá 5000 đồng.
Hơn 20 người là bệnh nhân, lao động, người kém may mắn xếp hàng chờ được mua cơm sáng chủ nhật (13/1) tại cầu Mai Động
5000 đồng là giá cho một phần cơm kèm chuối tráng miệng
Dân lao động nghèo hồi hộp chờ mua cơm
"Chú ơi, chú lấy thêm tăm nè!"
Ai cũng vui mừng khi nhận được những suất cơm với giá 5000 đồng
“Mấy tuần nay thấy nhiều bạn trẻ bán những suất cơm với giá 5000 đồng, nhưng cơm rất ngon, có đậu thịt, rau, cá, canh và cả hoa quả tráng miệng nữa. Ngiười lao động nghèo như chúng tôi được ăn những suất cơm như thế này, thấy mừng mừng tủi tủi vì biết rằng xã hội vẫn còn rất nhiều người hướng đến người nghèo” – Anh Tài, người bán than tại khu vực Tam Trinh xúc động kể.
Suất cơm được người lao động thưởng thức ngon lành
Bữa cơm ấm lòng
Anh Tùng, công nhân xây dựng gần cầu Mai Động, cho hay: “Ban đầu tôi cứ tưởng cơm 5000 đồng chắc sẽ chẳng có gì. Nhưng quả thực, ăn rồi mới thấy hết sức bất ngờ bởi suất cơm của các bạn trẻ đang bán tương đương những suất cơm 30 ngàn mà chúng tôi vẫn ăn hàng ngày”.
Chia sẻ với PV, một thành viên trong nhóm Tình nguyện trẻ, xúc động: “Được tận tay trao cho người nghèo những suất cơm thấy thật hạnh phúc và rưng rưng niềm vui khó tả”.
Giới trẻ không thờ ơ với xã hội
Chia sẻ với PV, anh Bùi Quang Long (Trưởng nhóm CLB Tình nguyện trẻ, kiêm trưởng dự án cơm 5000 đồng) cho biết: “Chúng tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều cảnh đời khó khăn cần được giúp đỡ. Với mong muốn chia sẻ một chút khó khăn cuộc sống, đem đến những niềm vui nho nhỏ cho những cảnh đời khốn khó, từ đó chương trình Cơm 5000 Hà Nội ra đời”.
Được biết, dự án cơm 5000 đồng được thành lập vào tháng 8/2012 và chỉ một tháng sau, 70 suất cơm 5000 đồng đầu tiên đã được trao đến tận tay những lao động nghèo vào mỗi trưa Chủ nhật hàng tuần.
Để có kinh phí hoạt động và nâng số suất cơm bán ra lên 130 suất/tuần, các thành viên trong nhóm Tình nguyện trẻ tự động quyên góp và đồng thời kêu gọi những tấm lòng hảo tâm từ doanh nghiệp, cá nhân…
Chia sẻ với PV, một thành viên trong nhóm Tình nguyện trẻ, xúc động: “Được tận tay trao cho người nghèo những suất cơm thấy thật hạnh phúc và rưng rưng niềm vui khó tả”.
Giới trẻ không thờ ơ với xã hội
Chia sẻ với PV, anh Bùi Quang Long (Trưởng nhóm CLB Tình nguyện trẻ, kiêm trưởng dự án cơm 5000 đồng) cho biết: “Chúng tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều cảnh đời khó khăn cần được giúp đỡ. Với mong muốn chia sẻ một chút khó khăn cuộc sống, đem đến những niềm vui nho nhỏ cho những cảnh đời khốn khó, từ đó chương trình Cơm 5000 Hà Nội ra đời”.
Được biết, dự án cơm 5000 đồng được thành lập vào tháng 8/2012 và chỉ một tháng sau, 70 suất cơm 5000 đồng đầu tiên đã được trao đến tận tay những lao động nghèo vào mỗi trưa Chủ nhật hàng tuần.
Để có kinh phí hoạt động và nâng số suất cơm bán ra lên 130 suất/tuần, các thành viên trong nhóm Tình nguyện trẻ tự động quyên góp và đồng thời kêu gọi những tấm lòng hảo tâm từ doanh nghiệp, cá nhân…
Chưa thuê được quán nên nhóm phải chế biến tại nhà riêng của một thành viên
Tất cả món ăn đều được chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh...
... và dinh dưỡng
Vào mỗi buổi sáng tinh mơ giữa trời đông lạnh đến cắt da cắt thịt, những thành viên trong nhóm không quản khó khăn, phân chia nhau các công việc đi chợ, chế biến đồ ăn, đóng gói. Một tốp thì ra trước “xí chỗ” để bán cơm. Mỗi thành viên một việc và tất cả đều mong muốn góp sức trao tận tay những người lao động nghèo suất cơm đầy ắp tình thương.
Hạnh phúc nở hoa trên mỗi khuôn mặt các bạn trẻ
“Trong quá trình hoạt động, chúng tôi đã nhận được phản hồi tích cực từ những người lao động nghèo và cả xã hội. Đó là niềm động viên lớn lao nhất với mỗi thành viên, tiếp thêm động lực để chúng tôi nhân rộng mô hình này. Vì vậy ngoài địa điểm trên, nhóm đã mở thêm tại khu vực cảng Vân Đồn (Số 2, Lê Quý Đôn) phục vụ cộng đồng 130 suất” – Anh Long cho biết.
Anh Long cũng chia sẻ thêm: “Cái khó nhất là chúng tôi chưa thuê được địa điểm nên hiện đang phải bán cơm bên lề đường, khá bất tiện và đôi khi chưa thực sự đảm bảo vệ sinh. Vì vậy sắp tới tại khu vực cầu Mai Động cũng như các nơi khác, chúng tôi sẽ thuê cửa hàng để tiện cho hoạt động của nhóm cũng như để người lao động nghèo được ăn trên bàn đàng hoàng”.
Để kết cho bài viết này, xin mượn lời cụ Thoa (người bán hàng rong, quê tại Nghệ An): “Khổ lắm cháu ạ, bán hàng thế này ngày được vài chục ngàn là may lắm rồi. Bình thường tôi chẳng dám ăn cơm ngoài tiệm mà ăn bánh mì hoặc lương khô qua bữa, nhiều hôm còn nhịn đói. Những bữa cơm nhiều thức ăn ngon thế này nếu không có các anh chị ấy chắc cả tháng tôi mới được ăn một lần”. Nói xong, nước mắt cụ Thoa như trực trào…
Anh Long cũng chia sẻ thêm: “Cái khó nhất là chúng tôi chưa thuê được địa điểm nên hiện đang phải bán cơm bên lề đường, khá bất tiện và đôi khi chưa thực sự đảm bảo vệ sinh. Vì vậy sắp tới tại khu vực cầu Mai Động cũng như các nơi khác, chúng tôi sẽ thuê cửa hàng để tiện cho hoạt động của nhóm cũng như để người lao động nghèo được ăn trên bàn đàng hoàng”.
Để kết cho bài viết này, xin mượn lời cụ Thoa (người bán hàng rong, quê tại Nghệ An): “Khổ lắm cháu ạ, bán hàng thế này ngày được vài chục ngàn là may lắm rồi. Bình thường tôi chẳng dám ăn cơm ngoài tiệm mà ăn bánh mì hoặc lương khô qua bữa, nhiều hôm còn nhịn đói. Những bữa cơm nhiều thức ăn ngon thế này nếu không có các anh chị ấy chắc cả tháng tôi mới được ăn một lần”. Nói xong, nước mắt cụ Thoa như trực trào…