“Thử thách” lòng kiên nhẫn
Vào khoảng giữa tháng thứ 8, tức là đã làm quen với ăn dặm BLW được hơn 2 tháng, sau khi bốc nhón và nhai nuốt được, Jun được mẹ cho làm quen với bát và thìa/dĩa. Giờ nàng không được “tự do” với đồ ăn ở trên khay nữa, mọi thứ bắt đầu đi vào quy củ.
Hôm đầu cho đồ ăn vào bát và thìa được để bên cạnh, mẹ nói với Jun: “Hôm nay mình có thìa với bát mới đấy, Jun thấy có giống bố mẹ không, bố mẹ cũng dùng bát để đồ ăn này”. Và tất nhiên không đợi mẹ kịp vui mừng thì nàng đã chộp lấy cái bát và ra sức… nhổ nó lên (vì cái bát nó dính xuống mặt khay). Nàng dường như quên hết mọi đồ ăn trước đây nàng vẫn đang ăn hết sức bình thường, giờ thì chỉ tập trung vào cái bát và chắc đang tò mò cao độ “nó là cái gì thế nhỉ”.
Các bạn 11 tháng tuổi đã có thể tự cầm cốc uống nước hoặc cầm thìa "tự xử lý" cốc sữa chua. (Ảnh: Mẹ Jun Sóc)
Có lẽ do tay bạn Jun khỏe và cái bát chỉ trụ được sau vài lần “thử sức”, nó bị bật lên và thức ăn bay tung tóe xuống sàn nhà. Bà nội Jun là người rất sạch sẽ và khi thấy vậy thì bà có lẽ đã cảm thấy không ổn “thế này thì dọn làm sao được”. Bố cháu thì bảo bà yên tâm, chắc chỉ 2,3 hôm là hết thôi. Mẹ thì chỉ nói với Jun “đây là bát ăn cơm đấy con, đừng vứt đi, nếu con vứt là không có gì đựng đồ ăn mà lại hỏng bát đấy”.
Sang đến hôm thứ 3 mẹ Jun vẫn kiên trì điệp khúc nhặt nói với bạn và lau chùi đồ ăn rơi, còn bố cháu thì có vẻ đã hơi mất kiên nhẫn: “Em ơi, sao con cứ vứt mãi thế, nó không ăn được gì rồi, cho ăn cháo không con đói đấy”. Mẹ Jun nhắc lại với bố là bố còn nhớ hồi mới tập không, mất 3 tuần con chỉ ném đồ ăn mà sao mới 3 ngày bố đã mất kiên trì thế. Bố cháu đành ậm ừ nhưng chắc cũng không yên tâm khi công chúa của bố hàng ngày chỉ có thú vui tao nhã là làm sao để giật được cái bát lên.
Rồi cũng đến lúc con tự thấy chán vứt thìa và bát…
Cùng lúc giật bát không được thì nàng quay ra vứt thìa. Sau một hồi sờ mó cầm nắm, thì nàng vứt luôn thìa xuống đất. Do không lay chuyển được cái bát thì nàng cũng có quan tâm đến đồ ăn và vừa ăn vừa ném thìa, vừa cậy bát. Lúc nào cậy được cái bát lên thì rất hứng chí, chỉ cầm hua hua lên thích thú. Bố và mẹ Jun thì vẫn kiên trì đi nhặt thìa bát lên như vậy cho đến… hết 1 tuần. Lần này khá nhanh chứ không như lần đầu tập ăn.
Tuần 2 thì Jun chắc đã chán với trò ném bát đĩa, nàng đã hơi quay về quỹ đạo bạn đầu, chăm chỉ với việc ăn hơn nhưng thỉnh thoảng cũng vẫn “tiện tay” ném mọi thứ xuống đất, gồm cả đồ ăn. Sang đến tuần thứ 3 thì hầu như việc ném đồ đã trở nên nhàm chán, và có lẽ đã quen với việc bát và thìa là “thứ cần phải có trên bàn ăn” nên Jun chỉ tập trung vào ăn thôi.
Ở giai đoạn 8 tháng tuổi trở đi, đồ ăn của các bạn đã khá phong phú và kĩ năng tự ăn cũng đang hoàn thiện dần. (Ảnh: Mẹ Jun Sóc)
Đồ ăn của bạn giờ đã khá phong phú từ cơm phở, bún mì, cháo, thịt cá, trứng rau các loại. Nước được cho vào 1 cái cốc nhỏ. Ban đầu mẹ cầm cho bạn uống. Sau nhiều lần thì bạn biết bê cốc (chưa bê lên được chắc chắn), mẹ giúp bạn nâng đáy cốc (2 tay bạn cầm cốc) để tự uống nước, và cũng sau rất nhiều lần như vậy thì Jun “chính thức” biết cầm cốc uống nước. Bạn tự bê được cốc lên và uống. Lúc đầu thì bạn dốc cả cốc nước vào miệng nhưng chưa được chính xác, thay vì miệng bạn cho vào mũi (vì thế nên mẹ đổ ít nước một).
Sau khi đưa được nước vào miệng mà không bị nhầm “địa chỉ” nữa thì vẫn chưa kiểm soát được lượng nước, nàng vẫn đổ quá nhiều nước và thỉnh thoảng bị sặc. Vài lần sau rút được kinh nghiệm, bạn ý đã uống ít đi, vừa đủ để không bị sặc nữa. Đến khi được 11, 12 tháng thì bạn đã tự uống nước được khá thành thạo, và có thể dùng cả ống hút (mẹ không dạy bạn dùng ống hút bao giờ).
… Và ăn uống “điêu luyện”
Song song với dùng cốc là dùng thìa. Sau khi thôi trò ném, Jun quay ra “nghiên cứu” cái thìa, nàng cầm dọc, cầm ngang, mân mê nghịch rồi gẩy thức ăn trong bát, cũng nhiều lúc bạn vẫn thích fingerfood ("ăn bằng tay” và chả bén mảng đến “thìa là cái gì”. Do đó để nhắc bạn, mẹ giúp bạn bằng cách cầm cổ tay (tay bạn cầm thìa) xúc thức ăn đưa lên miệng, sau vài lần thì mẹ xúc sẵn để trong thìa cho bạn tự xử lý.
Mất khoảng 2 tháng, sau khi cầm ngược cầm xuôi, đưa lên mũi lên má, cầm xiêu cầm vẹo, xúc trượt xúc rớt…. đến tháng thứ 12 bạn đã biết tự xúc đồ ăn và dùng dĩa xiên hoa quả.
Sau 6 tháng kiên trì thì bạn đã làm được điều mà trước đấy chính mẹ bạn còn bán tín bán nghi (mẹ nghĩ có khi phải mất cả năm) là tự xúc được 1 ít thức ăn cho vào miệng. Dù còn rơi vãi, còn chưa “điêu luyện”, nhưng không gì có thể diễn tả nổi cảm xúc sung sướng của bố mẹ, của bà nội, bà trẻ của bạn. Khỏi nói là mọi người ngạc nhiên thế nào. Bà trẻ của bạn đi khoe khắp xóm và tự hào về bạn vô cùng.
Các "chiến sĩ nhỏ" từ 8 đến 10 tháng tuổi đã có thể tự cầm, gặm đùi gà như thế này. (Ảnh: Mẹ Jun Sóc)
Nói 1 chút là bà trẻ trông bạn từ bé, bạn ăn 1 bữa với bà, 1 bữa với mẹ. Với bà mẹ nói rất kỹ, và bà thực hiện y lời mẹ nói. Thậm chí là bà là người nấu nhiều món ăn ngon và đa dạng hơn mẹ cho bạn ăn. Lúc đầu bà không tin tí nào đâu, nhưng do mẹ quá cứng rắn nên bà bảo “thôi mẹ mày bảo gì bà làm theo thế”.
Chính bà cũng góp phần tập cho bạn uống nước, cầm thìa, ăn đủ các loại thức ăn từ tôm cua ốc ếch, nhộng, cháo, rau lá, uống nước diếp cá… Thậm chí bà còn tập cho bạn ngồi ăn mà không cần ghế (do bà ngại mang ghế xuống nhà) nên Jun ngồi cùng mâm với bà, bà chuẩn bị cho bạn 1 cái khay ăn nhỏ, lót dưới 1 tờ báo, đeo yếm và 2 bà cháu ngồi ăn. Ăn xong nghỉ ngơi 1 lúc là 2 bà cháu đi ngủ (bạn Jun tự ngủ từ hồi 3 tháng).
Lưu ý về thực đơn và cách chế biến
Thực đơn cho giai đoạn tập cầm thìa: đa dạng hóa thức ăn, có thể chiên, xào, cho các loại gia vị như gừng, tỏi, hành, nghệ… nhưng không dùng muối, mỳ chính, bột nêm… Sữa vẫn là thức ăn chính đến khi con 1 tuổi.
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa về thức ăn và độ thô của thức ăn cho con giai đoạn này:
Vào khoảng giữa tháng thứ 8, tức là đã làm quen với ăn dặm BLW được hơn 2 tháng, sau khi bốc nhón và nhai nuốt được, Jun được mẹ cho làm quen với bát và thìa/dĩa. Giờ nàng không được “tự do” với đồ ăn ở trên khay nữa, mọi thứ bắt đầu đi vào quy củ.
Hôm đầu cho đồ ăn vào bát và thìa được để bên cạnh, mẹ nói với Jun: “Hôm nay mình có thìa với bát mới đấy, Jun thấy có giống bố mẹ không, bố mẹ cũng dùng bát để đồ ăn này”. Và tất nhiên không đợi mẹ kịp vui mừng thì nàng đã chộp lấy cái bát và ra sức… nhổ nó lên (vì cái bát nó dính xuống mặt khay). Nàng dường như quên hết mọi đồ ăn trước đây nàng vẫn đang ăn hết sức bình thường, giờ thì chỉ tập trung vào cái bát và chắc đang tò mò cao độ “nó là cái gì thế nhỉ”.
Các bạn 11 tháng tuổi đã có thể tự cầm cốc uống nước hoặc cầm thìa "tự xử lý" cốc sữa chua. (Ảnh: Mẹ Jun Sóc)
Có lẽ do tay bạn Jun khỏe và cái bát chỉ trụ được sau vài lần “thử sức”, nó bị bật lên và thức ăn bay tung tóe xuống sàn nhà. Bà nội Jun là người rất sạch sẽ và khi thấy vậy thì bà có lẽ đã cảm thấy không ổn “thế này thì dọn làm sao được”. Bố cháu thì bảo bà yên tâm, chắc chỉ 2,3 hôm là hết thôi. Mẹ thì chỉ nói với Jun “đây là bát ăn cơm đấy con, đừng vứt đi, nếu con vứt là không có gì đựng đồ ăn mà lại hỏng bát đấy”.
Sang đến hôm thứ 3 mẹ Jun vẫn kiên trì điệp khúc nhặt nói với bạn và lau chùi đồ ăn rơi, còn bố cháu thì có vẻ đã hơi mất kiên nhẫn: “Em ơi, sao con cứ vứt mãi thế, nó không ăn được gì rồi, cho ăn cháo không con đói đấy”. Mẹ Jun nhắc lại với bố là bố còn nhớ hồi mới tập không, mất 3 tuần con chỉ ném đồ ăn mà sao mới 3 ngày bố đã mất kiên trì thế. Bố cháu đành ậm ừ nhưng chắc cũng không yên tâm khi công chúa của bố hàng ngày chỉ có thú vui tao nhã là làm sao để giật được cái bát lên.
Rồi cũng đến lúc con tự thấy chán vứt thìa và bát…
Cùng lúc giật bát không được thì nàng quay ra vứt thìa. Sau một hồi sờ mó cầm nắm, thì nàng vứt luôn thìa xuống đất. Do không lay chuyển được cái bát thì nàng cũng có quan tâm đến đồ ăn và vừa ăn vừa ném thìa, vừa cậy bát. Lúc nào cậy được cái bát lên thì rất hứng chí, chỉ cầm hua hua lên thích thú. Bố và mẹ Jun thì vẫn kiên trì đi nhặt thìa bát lên như vậy cho đến… hết 1 tuần. Lần này khá nhanh chứ không như lần đầu tập ăn.
Tuần 2 thì Jun chắc đã chán với trò ném bát đĩa, nàng đã hơi quay về quỹ đạo bạn đầu, chăm chỉ với việc ăn hơn nhưng thỉnh thoảng cũng vẫn “tiện tay” ném mọi thứ xuống đất, gồm cả đồ ăn. Sang đến tuần thứ 3 thì hầu như việc ném đồ đã trở nên nhàm chán, và có lẽ đã quen với việc bát và thìa là “thứ cần phải có trên bàn ăn” nên Jun chỉ tập trung vào ăn thôi.
Ở giai đoạn 8 tháng tuổi trở đi, đồ ăn của các bạn đã khá phong phú và kĩ năng tự ăn cũng đang hoàn thiện dần. (Ảnh: Mẹ Jun Sóc)
Đồ ăn của bạn giờ đã khá phong phú từ cơm phở, bún mì, cháo, thịt cá, trứng rau các loại. Nước được cho vào 1 cái cốc nhỏ. Ban đầu mẹ cầm cho bạn uống. Sau nhiều lần thì bạn biết bê cốc (chưa bê lên được chắc chắn), mẹ giúp bạn nâng đáy cốc (2 tay bạn cầm cốc) để tự uống nước, và cũng sau rất nhiều lần như vậy thì Jun “chính thức” biết cầm cốc uống nước. Bạn tự bê được cốc lên và uống. Lúc đầu thì bạn dốc cả cốc nước vào miệng nhưng chưa được chính xác, thay vì miệng bạn cho vào mũi (vì thế nên mẹ đổ ít nước một).
Sau khi đưa được nước vào miệng mà không bị nhầm “địa chỉ” nữa thì vẫn chưa kiểm soát được lượng nước, nàng vẫn đổ quá nhiều nước và thỉnh thoảng bị sặc. Vài lần sau rút được kinh nghiệm, bạn ý đã uống ít đi, vừa đủ để không bị sặc nữa. Đến khi được 11, 12 tháng thì bạn đã tự uống nước được khá thành thạo, và có thể dùng cả ống hút (mẹ không dạy bạn dùng ống hút bao giờ).
… Và ăn uống “điêu luyện”
Song song với dùng cốc là dùng thìa. Sau khi thôi trò ném, Jun quay ra “nghiên cứu” cái thìa, nàng cầm dọc, cầm ngang, mân mê nghịch rồi gẩy thức ăn trong bát, cũng nhiều lúc bạn vẫn thích fingerfood ("ăn bằng tay” và chả bén mảng đến “thìa là cái gì”. Do đó để nhắc bạn, mẹ giúp bạn bằng cách cầm cổ tay (tay bạn cầm thìa) xúc thức ăn đưa lên miệng, sau vài lần thì mẹ xúc sẵn để trong thìa cho bạn tự xử lý.
Mất khoảng 2 tháng, sau khi cầm ngược cầm xuôi, đưa lên mũi lên má, cầm xiêu cầm vẹo, xúc trượt xúc rớt…. đến tháng thứ 12 bạn đã biết tự xúc đồ ăn và dùng dĩa xiên hoa quả.
Sau 6 tháng kiên trì thì bạn đã làm được điều mà trước đấy chính mẹ bạn còn bán tín bán nghi (mẹ nghĩ có khi phải mất cả năm) là tự xúc được 1 ít thức ăn cho vào miệng. Dù còn rơi vãi, còn chưa “điêu luyện”, nhưng không gì có thể diễn tả nổi cảm xúc sung sướng của bố mẹ, của bà nội, bà trẻ của bạn. Khỏi nói là mọi người ngạc nhiên thế nào. Bà trẻ của bạn đi khoe khắp xóm và tự hào về bạn vô cùng.
Các "chiến sĩ nhỏ" từ 8 đến 10 tháng tuổi đã có thể tự cầm, gặm đùi gà như thế này. (Ảnh: Mẹ Jun Sóc)
Nói 1 chút là bà trẻ trông bạn từ bé, bạn ăn 1 bữa với bà, 1 bữa với mẹ. Với bà mẹ nói rất kỹ, và bà thực hiện y lời mẹ nói. Thậm chí là bà là người nấu nhiều món ăn ngon và đa dạng hơn mẹ cho bạn ăn. Lúc đầu bà không tin tí nào đâu, nhưng do mẹ quá cứng rắn nên bà bảo “thôi mẹ mày bảo gì bà làm theo thế”.
Chính bà cũng góp phần tập cho bạn uống nước, cầm thìa, ăn đủ các loại thức ăn từ tôm cua ốc ếch, nhộng, cháo, rau lá, uống nước diếp cá… Thậm chí bà còn tập cho bạn ngồi ăn mà không cần ghế (do bà ngại mang ghế xuống nhà) nên Jun ngồi cùng mâm với bà, bà chuẩn bị cho bạn 1 cái khay ăn nhỏ, lót dưới 1 tờ báo, đeo yếm và 2 bà cháu ngồi ăn. Ăn xong nghỉ ngơi 1 lúc là 2 bà cháu đi ngủ (bạn Jun tự ngủ từ hồi 3 tháng).
Lưu ý về thực đơn và cách chế biến
Thực đơn cho giai đoạn tập cầm thìa: đa dạng hóa thức ăn, có thể chiên, xào, cho các loại gia vị như gừng, tỏi, hành, nghệ… nhưng không dùng muối, mỳ chính, bột nêm… Sữa vẫn là thức ăn chính đến khi con 1 tuổi.
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa về thức ăn và độ thô của thức ăn cho con giai đoạn này: