Cô Juliana Hisyam (Singapore) đã chia sẻ kinh nghiệm của mình lên Facebook sau khi con trai của cô - bé Imraan Danish bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

"Imraan Danish bị một loại nhiễm trùng được gọi là Streptococcus nhóm A. Nó là một loại vi khuẩn ăn thịt người có thể phá hủy toàn bộ cơ thể. Các bác sĩ cho biết điều này có thể đe dọa tính mạng thằng bé, con có thể đã không vượt qua được. Imraan đã ở trong phòng hồi sức và chăm sóc tích cực được 14 ngày. Thật may là con đã sống sót", cô Juliana tiết lộ.

Imraan phải nằm viện hơn một tháng. Trong khi các bộ phận khác trên cơ thể bé đang lành thì chân phải vẫn đang bị nhiễm trùng nặng và cần được chăm sóc và theo dõi rất nhiều. "Các bác sĩ đã nói rằng có thể là sẽ phải cắt cụt đầu gối dưới nhưng họ đang cố gắng hết sức trước khi đến giai đoạn đó", mẹ bé cho biết.

Con bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, mẹ hối hận tột độ vì đã phớt lờ điều tưởng chừng như vô hại này - Ảnh 1.

Bên chân bị nhiễm trùng của Imraan

Trong lần cập nhật mới nhất của cô vào ngày 24 tháng 1 năm 2019, Juliana đã tiết lộ rằng Imraan đã được xuất viện. Tuy nhiên bé vẫn đang dùng thuốc.

"Con cần quay lại để kiểm tra vết thương hai lần một tuần, rất nhiều người đã hỏi về tình trạng chân của con. Còn bây giờ, chỉ có thời gian mới trả lời được. Đã có một số cải thiện nhưng không như mong đợi của chúng tôi, chúng tôi vẫn đang cầu nguyện và hy vọng chân của con có thể được cứu".

Theo Juliana, tất cả mọi chuyện bắt đầu bằng một vết côn trùng cắn. Cô cảm thấy rằng con trai mình có thể đã cào vết cắn dẫn đến bị nhiễm vi khuẩn nguy hiểm và cô không chắc chắn chính xác con gì đã cắn Imraan. Đồng thời cô Juliana cũng cảnh báo điều này với tất cả các bậc cha mẹ:

"Nếu bạn thấy bất kỳ vết cắn bất thường nào hoặc con gì đấy cắn bé, thì hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức hoặc đến thẳng khu Cấp cứu Trẻ em.

Đừng chủ quan như tôi. Tôi nghĩ rằng đó chỉ là một vết cắn bình thường nhưng một vết cắn bình thường này có thể gây ra mất mát cho người mà bạn yêu thương. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào như bị sốt cao hoặc phát ban hoặc mất cảm giác ngon miệng thì hãy đừng trì hoãn", Juliana khuyên.

Con bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, mẹ hối hận tột độ vì đã phớt lờ điều tưởng chừng như vô hại này - Ảnh 2.

Con bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, mẹ hối hận tột độ vì đã phớt lờ điều tưởng chừng như vô hại này - Ảnh 3.

Người mẹ vẫn đang cầu nguyện chân con mình có thể cứu được và không phải cưa bỏ

Bệnh viêm hoại tử là gì?

Bệnh viêm hoại tử hay còn gọi là bệnh vi khuẩn ăn thịt người, là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp gây ra, lây lan nhanh trong cơ thể và có thể gây tử vong. Việc chẩn đoán chính xác, điều trị bằng kháng sinh nhanh chóng và phẫu thuật kịp thời là rất quan trọng để ngăn chặn nhiễm trùng này.

Nhiễm vi khuẩn ăn thịt người có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, sốc và suy nội tạng. Nó cũng có thể dẫn đến các biến chứng suốt đời do mất chân tay hoặc sẹo nghiêm trọng do phẫu thuật cắt bỏ mô bị nhiễm bệnh.

Theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ, có tới 1 trong 3 người bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người chết vì nhiễm trùng. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị sốt, chóng mặt hoặc buồn nôn ngay sau khi bị chấn thương hoặc phẫu thuật.

Nguyên nhân gây ra viêm hoại tử

Nhiều loại vi khuẩn có thể gây viêm cân hoại tử. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng Streptococcus nhóm A là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm hoại tử.

Các vi khuẩn phổ biến nhất xâm nhập vào cơ thể thông qua một vết nứt trên da, bao gồm:

- Vết cắt và vết trầy.

- Bỏng.

- Côn trùng cắn.

- Vết thương đâm thủng (bao gồm cả những vết thương do sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc IV).

- Vết thương phẫu thuật.

- Những người bị suy giảm miễn dịch như những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, sẹo (xơ gan) của gan, ung thư... dễ bị viêm hoại tử.

- Viêm hoại tử cũng có thể là một biến chứng hiếm gặp của bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ.

- Bệnh viêm hoại tử hiếm khi truyền nhiễm.

Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng ban đầu của viêm cân hoại tử có thể bao gồm:

- Một vùng da đỏ hoặc sưng lên nhanh chóng.

- Đau dữ dội, bao gồm đau ngoài vùng da bị đỏ hoặc sưng.

- Sốt.

Hãy gặp bác sĩ ngay nếu bạn có những triệu chứng này sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Mặc dù các bệnh nhẹ cũng có thể gây ra các triệu chứng như thế này nhưng mọi người không nên trì hoãn việc chăm sóc y tế.

Các ngăn ngừa nhiễm trùng da

Chăm sóc vết thương tốt là điều cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng da do vi khuẩn:

- Sử dụng xà phòng và nước để làm sạch tất cả các vết cắt nhỏ và vết thương.

- Làm sạch vết thương và che bằng băng khô, sạch cho đến khi lành.

- Gặp bác sĩ để điều trị các vết thương sâu hoặc nghiêm trọng khác.

Nếu bạn có vết thương hở hoặc nhiễm trùng da, tránh dành thời gian ở:

- Bồn tắm nước nóng.

- Hồ bơi.

- Các khu vực nước tự nhiên (ví dụ: hồ, sông, đại dương).

Nguồn: Parents, CDC, WebMD