Để thành công, chúng ta không chỉ cần IQ mà còn cả EQ. Hiểu một cách đơn giản thì EQ chính là trí thông minh cảm xúc của mỗi người. Người có EQ cao có khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân và mọi người rất tốt. Nhờ vậy, họ luôn được mọi người yêu quý, công việc và cuộc sống cá nhân cũng thành công hơn. 

Nhiều cha mẹ khi thấy con cư xử khéo léo thì mừng rỡ, cho rằng con có chỉ số EQ cao. Nhưng thực ra, những hành động đó không xuất phát từ trí thông minh mà do con đang gặp phải các vấn đề về tâm lý. Cụ thể, có 2 hành động của trẻ là do thiếu tình yêu thương của cha mẹ:

Trẻ luôn cố gắng làm vui lòng cha mẹ

Nhiều đứa trẻ luôn cố gắng làm vui lòng cha mẹ bằng mọi cách, và bỏ qua cảm nhận, suy nghĩ của bản thân. Chẳng hạn trẻ thích học các môn nghệ thuật nhưng cha mẹ lại hướng cho trẻ học thể thao. Dù không muốn nhưng trẻ vẫn cố ép bản thân phải học để bố mẹ vui lòng. 

Trẻ cố hết sức để đáp ứng như cầu, mong muốn của cha mẹ và luôn nhìn sắc mặt của người lớn trước và sau khi làm bất kỳ việc gì. Nhiều cha mẹ thường nhầm rằng, con mình ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết suy nghĩ cho người khác.

Con có 2 biểu hiện này khiến bố mẹ mừng húm tưởng thông minh hơn người, ai dè con đang gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng - Ảnh 2.

Nhưng thực chất đây lại là hành động cho thấy con đang thiếu vắng tình yêu thương của cha mẹ. Sự mất an toàn khiến con luôn lo lắng và cố gắng hết mức để bố mẹ vui. Sự an toàn của trẻ đến từ cảm giác được bố mẹ khen ngợi. Lâu dần, trẻ trở nên không có ý kiến, bỏ qua mọi nhu cầu cá nhân của mình.

Trẻ không bao giờ đòi hỏi bố mẹ về mặt vật chất

Nhiều cha mẹ thường tự hào kể với mọi người, việc con mình chẳng bao giờ đòi hỏi bố mẹ mua cho thứ gì. Tất nhiên trẻ ý thức được kinh tế gia đình và biết sống tiết kiệm, không đòi hỏi bố mẹ quá nhiều là tốt. Nhưng trước khi khen ngợi, bố mẹ cần tìm hiểu xem, việc con không đòi hỏi phải chăng xuất phát từ việc con cảm thấy thiếu tình thương. 

Trẻ nhỏ về bản chất rất ngây thơ và đơn giản. Trẻ thường đòi bố mẹ mua cho những món đồ chơi xinh xắn nhìn thấy trên đường. Nếu một đứa trẻ không bao giờ đòi hỏi gì, thậm chí là khi được người khác cho đồ thì cha mẹ cần xem xét lại. Rất có thể, trẻ đang cảm thấy thiếu vắng tình yêu thương. Trẻ sợ bố mẹ không còn yêu thương mình nên không dám đòi hỏi bất cứ thứ gì, dù là nhỏ nhặt nhất.

Con có 2 biểu hiện này khiến bố mẹ mừng húm tưởng thông minh hơn người, ai dè con đang gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng - Ảnh 3.

Nếu nhận thấy con có 2 dấu hiệu trên thì bố mẹ cần chú ý quan tâm, chia sẻ với con nhiều hơn. Hãy thể hiện tình cảm của bạn với con. Khi trẻ phạm lỗi, thay vì quát mắng, cha mẹ hãy bình tĩnh, từ từ an ủi trẻ rồi phân tích những điều đúng sai.

Hãy nói cho trẻ biết, dù bố mẹ có phạt thì cũng bởi thương yêu và muốn trẻ lớn lên biết phép tắc, học được cách cư xử đúng đắn. Quan trọng nhất, bố mẹ không nên so sánh con trẻ với những đứa trẻ khác. Bởi điều này có thể "bóp vỡ" lòng tự trọng của con, đẩy mối quan hệ cha mẹ con cái ngày càng xa hơn.