Câu chuyện về “kẻ bị hại”

Ở một làng quê nọ, có một anh chàng học hành vô cùng xuất sắc và được mệnh danh là “con nhà người ta”. Khi chưa có nhiều người có thể theo học đại học, anh này đã thi đỗ đại học, sau khi tốt nghiệp đã tìm được một công việc tốt.

Không ai ngờ được rằng, sau khi đi làm dường như cuộc sống của anh ta bắt đầu xuống dốc đột ngột. Anh ta đi làm nhiều năm nhưng vị trí trong công ty chưa từng thay đổi so với ngày đầu, làm việc 20 năm mới được thăng chức một lần. Hiện giờ đã 38 tuổi với mức lương 12 triệu/tháng và không có hy vọng được tăng lương.

Cuộc sống hôn nhân của anh này cũng không có gì lấy gì làm thuận lợi. 30 tuổi kết hôn, chưa đầy 3 năm sau, vợ anh ta ly hôn và mang con đi. Thực tế, anh này không có thói hư tật xấu, không mắc tệ nạn xã hội. Anh ta không hút thuốc, không cờ bạc rượu chè, luôn về nhà ngay sau khi tan làm và ít khi tụ tập bạn bè. Tuy nhiên, khi ly hôn, vợ anh ta không hề do dự.

Những người xung quanh anh ta đều thở dài nói rằng, vợ anh ly hôn là chuyện hết sức bình thường và dễ hiểu bởi chung sống với anh ta quá mệt mỏi. Anh ra là một người luôn nói mình là một người “đáng thương”, luôn tỏ ra bất mãn với cuộc sống.

Khi không được thăng chức, anh ta đổ lỗi cho lãnh đạo; khi không thể mua được nhà, anh ta đổ lỗi cho cha mẹ mình; khi bị vợ ly hôn, anh ta trách vợ mình “tham phú phụ bần”...

Nói tóm lại, với anh ta, người gặp xui xẻo luôn là anh ta, anh ta lúc nào cũng là nạn nhân và việc anh ta giỏi nhất chính là than phiền.

"Con nhà người ta" học giỏi nhất vùng nhưng 20 năm sau cuộc sống toàn thất bại: Lý do là loại tâm lý độc hại, tự đẩy bản thân lún sâu vào "vũng lầy" - Ảnh 1.

Ai cũng có thể tưởng tượng được cảm giác mệt mỏi khi sống chung với một người như vậy. Nhiều người nói rằng cuộc sống của anh ta đã bị tính cách của mình hủy hoại nhưng thật ra, anh ta bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi “tâm lý nạn nhân” của chính mình.

“Tâm lý tôi là nạn nhân” (Victim Mentality) là một lối tư duy, về bản chất là một dạng hành vi phớt lờ đi trách nhiệm của bản thân trong mọi sự việc.

Điều đáng sợ nhất của thói quen tư duy này chính là dù ở bất cứ thời điểm, địa điểm, sự kiện nào, ở trước mặt bất kỳ ai, lối tư duy này sẽ tìm mọi cách để biến bản thân mình thành kẻ bị hại, kể cả việc phải biến cả thế giới thành những người có lỗi.

Hãy thử tưởng tượng xem, nếu một người luôn đặt mình vào thế bị động, thế yếu, thế bất lực thì liệu anh ta còn có thể nhìn thấy khả năng chủ động của mình không?

Đặc điểm của người "tự đẩy mình vào vũng lầy"

Một người không có khả năng chủ động sẽ chỉ càng lún sâu vào vũng lầy độc hại do chính mình tạo ra. Trong cuộc sống, lối tư duy “tôi là nạn nhân” không hề hiếm gặp, có rất nhiều người không nhận thức được rằng cuộc sống của họ đang bị lối tư duy này lấn át. Những người mang “tâm lý nạn nhân” sẽ có 3 đặc điểm sau đây:

1. Tâm lý đổ lỗi

    Khi gặp câu hỏi: “Bạn có hối hận khi kết hôn với người vợ/chồng hiện tại của mình không?”, có một người đã trả lời rằng: “Mây tầng nào gặp gió tầng ấy. Người thế nào sẽ đồng ý kết hôn với bạn, điều này phụ thuộc vào thực lực của bạn. Việc vun đắp và duy trì cuộc sống hôn nhân tốt đẹp phụ thuộc vào tình cảm và sự cố gắng của cả hai. Nếu đã cố gắng hết sức sẽ không có gì phải hối hận.”

    Một câu trả lời rất sâu sắc, tuy nhiên với những người đã mang “tâm lý nạn nhân” sẽ không tán thành. Khi cuộc sống hôn nhân gặp trục trặc, họ sẽ chọn cách trốn tránh và quy hết trách nhiệm lên người đối phương, còn bản thân chỉ là người bị hại trong mối quan hệ này. Sau đó buộc tội và bắt đối phương phải thay đổi còn bản thân thì chưa từng nghĩ đến việc gánh trách nhiệm cho những vấn đề trong hôn nhân.

    Bên cạnh quan hệ tình cảm, vẫn còn rất nhiều hành vi là do “tâm lý nạn nhân” tạo nên.

    Ví dụ, khi học hành không tốt thì đổ lỗi cho nhà trường, đổ lỗi cho giáo viên không đủ năng lực giảng dạy; khi công việc không như ý thì đổ lỗi cho suy thoái kinh tế; khi kết quả công việc không tốt thì đổ lỗi cho khách hàng khó tính…

    Nói tóm lại, với người mang “tâm lý nạn nhân”, tất cả lỗi lầm đều do điều kiện bên ngoài, do người khác gây nên còn bản thân không hề có lỗi.

    2. Tâm lý “hợp lý hóa”

      Nếu nạn nhân không đổ lỗi cho hoàn cảnh xung quanh, họ sẽ bắt đầu tìm cách bào chữa hoặc biện minh cho sự thiếu sót, sự thua kém của chính mình.

      Ví dụ như khi nhắc đến một người bạn học cũ A đang có thu nhập 1 tỷ/năm. Mọi người đều cho rằng A có được mức thu nhập như hiện tại quả thực là không dễ dàng. Sau khi tốt nghiệp đại học, A đã làm việc cật lực trong ngành ngoại thực rồi dần dần tích lũy kinh nghiệm và ra kinh doanh riêng, qua quá trình nỗ lực miệt mài mới có được kết quả như bây giờ.

      Nhưng những người mang “tâm lý nạn nhân” sẽ hỏi ngay bố mẹ A làm nghề gì. Khi biết bố mẹ A chỉ là công chức bình thường, họ sẽ quay sang hỏi người thân của A làm gì và cho rằng nếu không có bố mẹ hậu thuẫn thì chắc chắn A phải có họ hàng giúp đỡ thì mới có thể thành công. Họ sẽ luôn tìm cách để hợp lý hóa mọi thứ xung quanh theo ý của mình.

      Trong quá trình hợp lý hóa, những người mang “tâm lý nạn nhân” đang phân loại mình vào nhóm “người bị hại”, sau khi hợp lý hóa thành công của kẻ khác, thất bại của họ trở nên hợp lý. Họ không thành công là do không có người nhà hậu thuẫn, không phải do bản thân không đủ bản lĩnh.

      2. Luôn than phiền

        Có nhiều người rất thích than phiền về cuộc sống của chính mình. Có rất nhiều điều không tốt xảy ra với họ, và những điều này cứ lặp đi lặp lại. Những gì họ làm để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống là tiếp tục than phiền, họ than thân trách phận, than phiền cha mẹ không cho họ đủ điều kiện tốt, phàn nàn tất cả những gì gây khó khăn cho họ. Họ chỉ than phiền mà không muốn hành động để thay đổi vấn đề.

        Nhưng thực ra, việc phàn nàn không những không giải quyết được vấn đề mà sẽ chỉ thu hút thêm những năng lượng tiêu cực. Nếu cứ than phiền mãi, bản thân sẽ thực sự trở thành người yếu thế và đánh mất năng lực vốn có của mình.

        Tại sao có nhiều người lại có tâm lý nạn nhân như vậy?

        "Con nhà người ta" học giỏi nhất vùng nhưng 20 năm sau cuộc sống toàn thất bại: Lý do là loại tâm lý độc hại, tự đẩy bản thân lún sâu vào "vũng lầy" - Ảnh 3.

        Từ một góc độ nào đó, “tâm lý tôi là nạn nhân” cũng là một cơ chế phòng vệ. Bởi vì chỉ cần anh ta coi mình là “nạn nhân”, anh ta có thể nhận được quan tâm của người khác, đồng thời sẽ không phải chịu trách nhiệm về những sai lầm, những thất bại trong cuộc sống của mình. Và điều quan trọng nhất là anh ta luôn có thể có được cảm giác "Tôi đúng".

        Nhưng mấu chốt là, những lời đổ lỗi, những lời biện minh và những lời phàn nàn này giống như viên thuốc giảm đau, nhiều nhất chúng chỉ có thể giải tỏa áp lực tạm thời và giảm bớt nỗi lo thất bại chứ không thể thực sự mang lại những thay đổi thực sự cho cuộc sống của một người.

        Khi một người nhìn cuộc sống với tâm thế của một nạn nhân, anh ta sẽ tìm ra những lý do bên ngoài cho mọi thất bại của mình, và mãi lún sâu vào vũng bùn độc hại của “tâm lý nạn nhân”. Một khi một người cảm thấy mình là một người kém cỏi thì thật sự rất khó để đứng lên.

        Làm gì để thoát ra khỏi cách tư duy "nạn nhân"?

        Trên thực tế, từ bản chất của tư duy “tôi là nạn nhân” - luôn bỏ qua trách nhiệm của bản thân, cũng có thể tìm ra giải pháp. Sở dĩ rất nhiều người tìm đến “tâm lý nạn nhân” là bởi họ không dám đối mặt với vấn đề của chính mình và đây cũng là một biểu hiện của sự thiếu tự tin.

        Để từ bỏ lối tư duy này, tất cả chúng ta nên hiểu rõ sự thật này: Dù là khi có ý thức hay khi vô thức, cuộc sống của bạn là do chính bạn tạo nên. Nếu bạn giàu có, phần nhiều là do bạn tạo ra; nếu bạn nghèo khó, phần nhiều cũng do bạn tạo ra; nếu bạn ở giữa giàu và nghèo, điều này phần nhiều cũng do chính bạn tạo ra.

        Tóm lại, chìa khóa để thoát ra khỏi suy nghĩ của nạn nhân là bạn phải thực sự chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình. Ở một mức độ nào đó, niềm tin của mọi người sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Nếu bạn mang tư duy của một nạn nhân trong một thời gian dài, một ngày nào đó, bạn sẽ thực sự trở thành nạn nhân thực sự, một kẻ yếu đuối.

        Hy vọng tất cả chúng ta có thể thoát ra khỏi lối suy nghĩ của nạn nhân, đối mặt trực tiếp với cuộc sống và là một người mạnh mẽ có trách nhiệm với cuộc sống.