Cô gái Hailey Kim soi mình trong gương và cho rằng, mình chẳng xinh đẹp chút nào. Khuôn mặt cô quá tròn, môi quá mỏng, mũi lại không thẳng. Và cô đang mong chờ sau cuộc phẫu thuật thẩm mỹ, cô sẽ sở hữu đôi môi lớn hơn, má cao hơn và cằm thon gọn hơn. 

Không bằng lòng với dung nhan của bản thân dường như là hiện tượng rất phổ biến trong thanh thiếu nhiên nhưng những người Mỹ gốc Hàn Quốc lại dường như là nhóm muốn cải thiện bề ngoài của mình bằng "dao kéo" hơn cả.

Cơn sốt phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc: Nguồn cơn nào khiến chị em không thể cưỡng lại vòng xoáy “đập đi xây lại”? - Ảnh 1.

Hoa hậu Hàn Quốc năm 1960 và năm 2012 đã có sự khác biệt vô cùng rõ rệt.

Cứ 5 phụ nữ Hàn Quốc thì có 1 người đã từng trải qua phẫu thuật thẩm mỹ

Cô Kim sinh ra tại bang California (Mỹ) đã quyết định phẫu thuật mũi và tạo hình mắt hai mí. Kết quả là, cô đã có đôi mắt giống người phương Tây và chiếc mũi cao, thon gọn. Gia đình cô đã chi trả hoàn toàn chi phí cho quá trình phẫu thuật này. Mẹ và dì của cô cũng từng trải qua nhiều lần phẫu thuật tương tự. Kim dự định sẽ theo học ngành tâm lý học tại trường đại học, tuy vậy, cô đang hoãn việc học lại một năm để có thể đi làm và tiết kiệm tiền cho các cuộc phẫu thuật tiếp theo.

"Chị em họ của tôi đã phẫu thuật thành công mũi và mắt, mẹ tôi cũng phẫu thuật thẩm mỹ mắt còn cô tôi cũng nhờ đến công nghệ dao kéo để chỉnh sửa lại mắt và mũi, mọi người ở Hàn Quốc đều vậy. Tôi nhận ra điều này khi đang học cấp 1", cô chia sẻ.

Gần đây, Kim mới biết đến một kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ tương đối mới, có tên gọi là tạo hình gương mặt V-line. Các ngôi sao nhạc pop đình đám ở Hàn Quốc rất ưa chuộng phương pháp này. Tạo dáng theo kiểu V-line khiến khuôn mặt trở nên thanh tú và vì vậy, Kim đã bị cuốn hút bởi phương pháp này.

Cơn sốt phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc: Nguồn cơn nào khiến chị em không thể cưỡng lại vòng xoáy “đập đi xây lại”? - Ảnh 2.

Kim nói "Tôi hy vọng sẽ sở hữu một gương mặt hình bầu dục, thanh mảnh sau khi phẫu thuật thẩm mỹ bằng phương pháp này. Tôi chỉ muốn mình xinh đẹp hơn mà thôi. Những mong muốn của tôi thật mãnh liệt nhưng tôi không cố gắng để tạo thành bản sao của bất cứ ai cả".

Bác sĩ phẫu thuật tại Trường Đại học Nha khoa Columbia, David A. Koslovsky thường xuyên tiến hành phẫu thuật tạo hình gương mặt V-line, mặc dù vậy, ông lại dùng một cái tên khác để miêu tả hình thức làm đẹp này. Ông nói, "Tôi phẫu thuật hàm giải phẫu. Đây là một thủ thuật phức tạp và nguy hiểm bởi vì nó có thể gây bại liệt toàn thân, thậm chí tử vong".

Theo Hiệp hội Quốc tế về Phẫu thuật thẩm mỹ, điều đáng chú ý là, cứ 5 phụ nữ Hàn Quốc thì có 1 người từng trải qua hình thức phẫu thuật nào đó, trong khi, ở Mỹ, cứ 20 người mới có 1 người sử dụng đến phẫu thuật thẩm mỹ. Văn hoá mua sắm hối hả của người Hàn Quốc trong hơn hai, ba thập kỷ đã khiến phụ nữ nước này cho rằng, sắc đẹp phản ánh mức độ giàu có và sự chuyên nghiệp của phụ nữ. Còn văn hóa K-pop đã tạo ra một vẻ đẹp thẩm mỹ hoàn toàn mới mẻ với những nét đặc trưng của người Caucasian.

Văn hóa K-pop, cũng như "Phong cách Gangnam", đã lan rộng khắp Đông Á và ảnh hưởng tới cả cộng đồng châu Á ở Mỹ. Sự lan rộng của văn hóa này cũng như việc phẫu thuật đằng sau các ngôi sao, vô hình chung đã đặt cho Hàn Quốc một định nghĩa mới. Nhắc đến Hàn Quốc là nhắc tới phong cách K-pop và phẫu thuật thẩm mỹ.

Cơn sốt phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc: Nguồn cơn nào khiến chị em không thể cưỡng lại vòng xoáy “đập đi xây lại”? - Ảnh 3.

Đẹp một lúc nhưng đau đớn cả đời, đó là trường hợp của một số ca phẫu thuật thẩm mỹ thất bại tại Hàn Quốc.

Hoa hậu Hàn Quốc năm 1960, Mihija Sohn là một ví dụ. Cô trông không giống với Sung Hye Lee, người giành chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu Hàn Quốc 2012. Khuôn mặt năm 1960 của Hoa hậu này khá đầy đặn, mũi thẳng, và mắt nhỏ. Vẻ đẹp của cô trong những năm 1960 có một sự nghịch ngợm rất tự nhiên. Tuy nhiên, nét cuốn hút đó dần thay đổi qua các kỳ thi hoa hậu tiếp theo. Thậm chí, trong những cuộc thi sắc đẹp như thế này, các thi sinh luôn có bác sỹ phẫu thuật bên cạnh để tư vấn.

Ở thành phố Gumi, một thị trấn nông thôn nhỏ, cách thủ đô Seoul 115 dặm về phía nam, các cô gái đang còn học trung học phổ thông tại thị trấn này thường có tính cách đơn giản hơn so với những cô gái thành phố. Trong số bảy cô gái mà phóng viên tiếp xúc, chỉ một người duy nhất đã đến thủ đô. Và cuộc nói chuyện này đã cho thấy, phẫu thuật thẩm mỹ không phải là một hiện tượng ở đô thị, Hàn Quốc mà nó  đang trở thành nỗi ám ảnh của cả đất nước.

Phẫu thuật thẩm mỹ: Cách nhanh nhất để được giống như thần tượng của mình 

Đối với các cô gái của thành phố Gumi, họ bắt đầu hình thành tiêu chuẩn về cái đẹp, hay phẫu thuật thẩm mỹ từ khi bắt đầu xem các đoạn video từ nhóm nhạc WonderGirls và Girls Generation. Các nhóm nhạc nữ này thường có thành viên là những ca sĩ nữ tuổi từ 17 đến 20. Họ đều có khuôn mặt nhỏ, đôi mắt to và sống mỗi thẳng, thon gọn.

Cơn sốt phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc: Nguồn cơn nào khiến chị em không thể cưỡng lại vòng xoáy “đập đi xây lại”? - Ảnh 4.

Ngành công nghiệp âm nhạc đồ sộ này sẽ đảm bảo cho tương lai của những ca sĩ, diễn viên nếu họ hòa nhập được với "văn hóa phẫu thuật" và những tiêu chuẩn ngoại hình đó. Tất cả mọi thứ, từ giọng hát đến khuôn mặt, đều được định hình bởi các công ty quản lý của họ. Phẫu thuật thẩm mỹ là một phần quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh K-pop. Nhiều thần tượng của K-pop thậm chí còn làm người phát ngôn cho các công ty phẫu thuật. Trong một đoạn video trên trang web của Cinderella Clinic, ca sĩ G.Na cho biết:

"Phòng khám này là nơi bác sĩ Jong Phil đang làm việc, như bạn đã biết, ông ấy đã tư vấn rất tận tình và nỗ lực hết sức để đem lại vẻ đẹp hoàn mỹ này cho chúng tôi". Các ngôi sao Hàn Quốc thường không thừa nhận việc phẫu thuật một cách chính thức, nhưng sự thật thì có lẽ ai cũng hiểu, không cần phải nói ra.

"Tôi thích Girls Generation", nữ sinh Hàn Quốc Kim RyeoGyeong nói. "Họ có đôi mí mắt dễ thương và một khuôn mặt nhỏ, trán tròn. Họ nói rằng, họ không hề phẫu thuật, nhưng tôi biết họ có".

James Turnbull, một nhà văn và giảng viên tại Hàn Quốc về chủ nghĩa nữ quyền và văn hoá nhạc pop, từng nói: "Điểm chính của vấn đề là họ thích sự xuất hiện của thần tượng và họ muốn được như những người mình ngưỡng mộ".

"Kpop là một văn hóa, không chỉ giới hạn trong âm nhạc", anh nói.

Cơn sốt phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc: Nguồn cơn nào khiến chị em không thể cưỡng lại vòng xoáy “đập đi xây lại”? - Ảnh 5.

Trước sự bùng nổ của K-pop, thanh niên Hàn Quốc đã được nuôi dưỡng ao ước về vẻ đẹp thon gọn, hoàn mỹ bằng chế độ ăn kiêng. Trẻ em là đối tượng được cha mẹ quan tâm và đầu tư nhất. Ở Hàn Quốc, cha mẹ còn để dành tiền cho con được phẫu thuật thẩm mỹ khi đã đến tuổi.

Điển hình như trường hợp của Chae Jeongwon, 16 tuổi, một nữ sinh trung học ở trường trung học Gumi. Cô đã lớn lên và luôn biết rằng, rồi một ngày mình sẽ phải phẫu thuật mí mắt. "Đây là một món quà cho các em học sinh trung học" cô viết, trong một bài luận về phẫu thuật của Hàn Quốc.

Tiêu chuẩn khắt khe về ngoại hình hòa cùng chủ nghĩa "tự phê bình bản thân"

Thẩm mỹ là một phần của sự pha trộn văn hóa kỳ lạ giữa hiện đại và truyền thống ở Hàn Quốc ngày nay. Các gia đình vẫn giữ những thói quen truyền thống như ăn uống và sinh hoạt chung với nhau. Tuy nhiên, họ cũng khuyến trẻ làm nên làm việc 18 tiếng đồng hồ tại trường.

Hàn Quốc là quốc gia sử dụng mạng internet nhiều nhất nhì thế giới và là nước có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao nhất. Từ 67% và 95% gia đình ở Hàn Quốc sử dụng internet. Trong bối cảnh này, phụ nữ buộc phải hòa nhập với những những kỳ vọng về văn hoá, đó là trở thành những công dân chăm chỉ, đồng thời cần phải thể hiện mình một cách nữ tính và sắc đẹp đương nhiên là một phần không thể thiếu.

Cơn sốt phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc: Nguồn cơn nào khiến chị em không thể cưỡng lại vòng xoáy “đập đi xây lại”? - Ảnh 6.

"Thậm chí, những quy định nghiêm ngặt về sự xuất hiện của phụ nữ cũng được đặt ra tại nơi làm việc", Turnbull nói. "Các tiêu chuẩn này khắc nghiệt hơn rất nhiều so với các nước phương Tây".

Vẻ đẹp được đánh giá cao ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, nhưng ở Hàn Quốc, giá trị của nó còn cao hơn nhiều. Các nhà tuyển dụng Hàn Quốc cũng thường xem xét đến vẻ đẹp của ứng viên, họ tìm kiếm sự hấp dẫn về thể chất, ngoài các bằng cấp chuyên môn của họ.

Sharon Hejiin Lee, giáo sư phụ trách phân tích xã hội và văn hoá của Đại học New York, giải thích rằng: Dù điều này đúng hay sai, bản thân những người phụ nữ Hàn Quốc cũng tự thấy thích và muốn mình phải đáp ứng được những mong đợi này.

Hejiin Lee nói trong một cuộc phỏng vấn: "Một số yếu tố về kinh tế khác nhau, xảy ra ở Hàn Quốc và Mỹ, có thể gây ra những sự lựa chọn khác nhau. Chúng tôi, những người Mỹ, có thể không thấy việc phẫu thuật thẩm mỹ là cần thiết giống như người Hàn Quốc. Nhưng chúng tôi lại thấy điều đó tại đất nước này".

Cơn sốt phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc: Nguồn cơn nào khiến chị em không thể cưỡng lại vòng xoáy “đập đi xây lại”? - Ảnh 7.

Những cô gái Hàn Quốc chấp nhận đau đớn và nhiều di chứng khác để được đẹp.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc năm 1997, sự cạnh tranh về công ăn việc làm đã dẫn tới sự bùng nổ phẫu thuật thẩm mỹ. Những người Hàn Quốc đang cố gắng để có được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường lao động bất cứ cách nào có thể.

Tại thị trấn Gumi, Kang NaYeon chuẩn bị thực hiện một cuộc phẫu thuật mí mắt, và đây được xem như là một món quà của cha mẹ khi cô kết thúc kỳ thi và ra trường. "Các công ty không thích thuê những người đã phẫu thuật mũi", cô nói. "Hiện nay, các công ty này thường có phản ứng không tốt với những người làm mũi, họ vẫn chỉ thuê những người khá giả. Chính vì điều này, bố mẹ cho phép trẻ em phẫu thuật thậm chí còn sớm hơn để khuôn mặt trông sẽ tự nhiên hơn khi trưởng thành". Kang NaYeon nói, cô ấy "rất sợ" việc phẫu thuật. "Họ dùng dao hoặc kéo, cắt chỗ này, chỗ kia và sau đó khâu lại", cô miêu tả.

Phụ nữ Hàn Quốc phẫu thuật thẩm mỹ để có nhan sắc giống người châu Âu 

Hàn Quốc là một thuộc địa của Nhật Bản trong nửa đầu của thế kỷ hai mươi. Millard là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ chính cho Thủy quân Lục chiến Mỹ. Ông đã đề xướng việc phẫu thuật mắt 2 mí và ông cũng là người đã thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên được ghi nhận ở Hàn Quốc.

Cơn sốt phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc: Nguồn cơn nào khiến chị em không thể cưỡng lại vòng xoáy “đập đi xây lại”? - Ảnh 8.

Đặc điểm nhận dạng truyền thống của những cô gái Hàn Quốc vốn không "lộng lẫy" như ngày nay, nhưng đó là vẻ đẹp tự nhiên của họ.

Lý lẽ của Millard là tạo ra một cái nhìn phương Tây hơn, giúp người Á Đông hòa nhập tốt hơn vào một nền kinh tế thế giới mới. "Mí mắt Châu Á đang bị xem như một biểu hiện thụ động, mang hình tượng của phương Đông", ông viết trong Tạp chí Khoa học Nhãn khoa Hoa Kỳ.

Khách hàng đầu tiên của cô là những cô gái mại dâm người Hàn Quốc đang cố gắng thu hút những người lính Mỹ. Phẫu thuật cho các mục đích làm đẹp đã dần đi vào văn hoá chính thống. Việc phẫu thuật để tạo mắt 2 mí đã trở nên phổ biến hơn đối với phụ nữ Hàn Quốc.

Cơn sốt phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc: Nguồn cơn nào khiến chị em không thể cưỡng lại vòng xoáy “đập đi xây lại”? - Ảnh 9.

Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên được mở tại Hàn Quốc vào năm 1961. Và mỗi năm, số phụ nữ trải qua các ca phẫu thuật thẩm mỹ lại tăng gấp đôi, gấp ba lần. Phẫu thuật nhân đôi mí mắt vẫn là yêu cầu phổ biến nhất hiện nay. Chỉnh hình nướu châu Á và mũi được ưa chuộng ở hàng thứ hai. Việc phẫu thuật này nhằm giúp mũi cao, thẳng và đẹp hơn. Hai việc làm rất phổ biến này thậm chí không được gọi là phẫu thuật, mà là một "tiểu phẫu".

Tiến sĩ Park nói rằng, mong muốn được thay đổi những đặc điểm liên quan đến nhan sắc là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân tìm đến anh. "Hầu hết người châu Á có sọ và khuôn mặt rộng" anh nói. "Ngay cả hàm răng hơi rộng cũng có thể làm cho khuôn mặt trông có vẻ nặng nhọc, thậm chí là không thông minh. Làm nhỏ hàm có thể giúp khuôn mặt thon gọn, mảnh mai hơn và đẹp hơn".

Quan điểm này liên quan đến điều mà Tiến sĩ Eugenia Kaw từng đề cập, được gọi là "chủ nghĩa tự phê bình bản thân". Bài báo nghiên cứu của bà tập trung vào việc chỉ ra cách mà người Mỹ gốc châu Á thường tự nhìn nhận về bản thân mình, và họ bị ảnh hưởng như thế nào bởi các quan điểm văn hoá. Cô đã viết rằng, "Sự thay đổi của phụ nữ người Mỹ gốc châu Á không phải là một quá trình chuyển đổi, mà là một quá trình bình thường hoá" để giúp họ phù hợp hơn với những người bạn phương Tây của họ.

Kết quả sau phẫu thuật: Những khuôn mặt giống nhau  

Những cuộc phẫu thuật thẩm mỹ này cũng không hề đơn giản và nhẹ nhàng, thậm chí nó còn rất kinh hoàng. Phẫu thuật thẩm mỹ đôi khi để lại những tác dụng phụ khác nhau, từ chảy máu, nhiễm trùng, đến tụ máu và u thần kinh mặt. Tuy nhiên, nó được coi là một điều bình thường, diễn ra hàng ngày phổ biến ở Hàn Quốc.

Cơn sốt phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc: Nguồn cơn nào khiến chị em không thể cưỡng lại vòng xoáy “đập đi xây lại”? - Ảnh 10.

Việc phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc đã tạo ra những khuôn mặt gần giống nhau. "Khi bạn đi đến khu vực Gangnam ở Seoul, bạn sẽ thấy rằng, khuôn mặt của nhiều cô gái cũng tương tự giống nhau", nữ sinh Chae Jeongwon nói. "Rất nhiều người phẫu thuật thẩm mỹ ở Gangnam, nhưng các bác sĩ nổi tiếng thì có hạn. Vì vậy, nhiều cô gái đã được phẫu thuật với cùng một bác sĩ".

"Nhiều bác sĩ thậm chí còn nhận ra bệnh nhân và nói: Tôi biết cô gái xinh đẹp này, cô ấy đã cắt mũi, mí và mắt".

Nguồn: The Atlantic