Vào hồi tháng 1 vừa qua, cậu bé Tuấn Khải (10 tuổi, Trung Quốc) đã mời 45 bạn học cùng lớp đến tham dự sinh nhật của mình. Để chuẩn bị cho bữa tiệc này, mẹ của cậu bé, cô Lương Khánh đã chu đáo mọi việc từ khâu trang trí đến đồ ăn cho lũ trẻ. Thậm chí, cô còn đặt rất nhiều khoai tây chiên, lạp sườn vì biết đây là món ăn khoái khẩu của lũ trẻ. Thêm vào đó là một chiếc bánh kem cao đến 4 tầng cực bắt mắt, cùng nhiều loại bánh kẹo và đồ ăn khác.

Tuy nhiên, điều người mẹ này không thể ngờ đó chính là trước bữa tiệc 15 phút chẳng có bất kỳ 1 người bạn nào của Tuấn Khải có mặt. Lúc đó, cô Lương Khánh có hỏi lại con đã chắc chắn mời các bạn chưa thì cậu bé khẳng định đã mời đầy đủ. Cố đợi thêm một chút, gia đình cậu bé không được đón bất kỳ một vị khách nào đến dự sinh nhật.

Bữa tiệc tưởng rằng sẽ rất vui, cuối cùng chỉ có mỗi Tuấn Khải và bố mẹ khiến cậu bé vô cùng tủi thân. Vì thương con, cô Lương Khánh đi tìm hiểu nguyên nhân. Đầu tiên, cô gọi điện cho bạn lớp trưởng của lớp Tuấn Khải. Cậu bạn này cũng là vị khách được mời đến bữa tiệc nhưng lại không tham dự. 

Con trai 10 tuổi mời 45 bạn đến dự sinh nhật nhưng không ai tới: Bà mẹ gọi điện cho lớp trưởng mới biết sự thật phía sau- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Vài giây đầu, cậu bé lớp trưởng rối rít xin lỗi mẹ Tuấn Khải vì đã không đến. Khi được hỏi tại sao những bạn khác cũng không có mặt. Cậu nhóc này bắt đầu có những chia sẻ chân thật.

“Cô ơi, ở lớp, Tuấn Khải bị mọi người cô lập. Cháu nghĩ nguyên nhân đến từ những việc làm và lời nói cậu ấy với mọi người. Cậu ấy có những câu nói khiến các bạn ở lớp phải khó chịu như: “Tớ không quan tâm bạn cảm thấy thế nào”; “Đó là lỗi của cậu”; “Tớ không thể tha thứ cho cậu”... Đặc biệt khi làm sai, Tuấn Khải luôn trốn tránh trách nhiệm và không xin lỗi chân thành. Chính vì những lý do đó, dường như không có ai trong lớp chơi với bạn ấy”, cậu bạn lớp trưởng này nói.

Nhìn thẳng vào thực tế, Lương Khánh nhận ra con mình là một đứa trẻ có EQ kém. Chính vì không biết tạo dựng mối quan hệ cùng việc thích nghi kém với các tình huống xã hội, Tuấn Khải khó có thể kết nối với bạn bè xung quanh.

Cô Lương Khánh cũng hoàn toàn nhận lỗi sai về mình. Người mẹ này dần nhận ra ngoài việc nâng cao chỉ số IQ cho con, EQ cũng đóng vai trò quan trọng giúp con thành công trên đường đời.

Dưới đây là một số câu nói điển hình của người có EQ thấp để giúp bạn có thể điều chỉnh cách ứng xử của bản thân và con của mình do tiến sĩ Cortney S.Warren, nhà tâm lý học được đào tạo tại đại học Harvard cho hay :

"Tôi không thay đổi. Đây chính là con người tôi"

Trí tuệ cảm xúc gắn liền với khả năng thay đổi trong quá trình học hỏi và trưởng thành của một cá nhân. Người có EQ thấp thường khá cứng nhắc, khước từ mọi cơ hội để bản thân thay đổi, phát triển. Có niềm tin mạnh mẽ vào bản thân là tốt, nhưng cởi mở với khả năng mới, cơ hội thăng tiến cũng quan trọng không kém.

"Thay vì phủ nhận mọi lời góp ý, bạn hoàn toàn có thể nói 'Tôi sẽ suy nghĩ thêm về những gì bạn đang nói. Tôi muốn cởi mở đón nhận những phản hồi về bản thân, ngay cả khi điều đó không dễ nghe'", tiến sĩ Cortney nói.

"Đó là lỗi của bạn"

Người có EQ cao không đổ lỗi cho bất kỳ ai. Họ hiểu cảm xúc của bản thân có liên quan đến cách nhìn nhận về hoàn cảnh đang xảy ra, thay vì ép ai đó phải chịu trách nhiệm.

Trong hoàn cảnh này, bạn nên nói: "Lúc này tôi cảm thấy không ổn. Hiện tôi đang vướng phải rắc rối..."

photo-1711709715696

Ảnh minh hoạ

 "Bạn sai rồi"

Trong mọi cuộc trò chuyện, người có EQ cao không bị mắc kẹt vào những cảm xúc tiêu cực mà thường tập trung vào suy nghĩ của đối phương.

Nếu bản thân và đối phương bất đồng ý kiến, những người này thường nói: "Tôi muốn nghe quan điểm của bạn ngay cả khi chúng ta không chung suy nghĩ. Hãy chia sẻ để chúng ta hiểu hơn về vấn đề", thay vì lập tức phủ nhận.

"Tôi không thể tha thứ cho bạn"

Khi sở hữu trí tuệ cảm xúc cao, bạn luôn cố đặt mình vào vị trí của người khác và khiến bản thân dễ dàng tha thứ cho mọi lối lầm của đối phương. Nhưng người có EQ thấp không như vậy, họ dễ nổi cáu, thậm chí cắt đứt mối quan hệ trong lúc tức giận.

Để tránh ảnh hưởng đến mối quan hệ, tiến sĩ Cortney khuyên bạn nên áp dụng câu nói: "Hiện tại tôi rất khó tha thứ cho bạn, nhưng tôi đang cố quên đi những cảm xúc tiêu cực vì không muốn mất đi mối quan hệ này".