Bên cạnh lợi ích thiết thực là giúp trẻ tiếp cận với các xu hướng hiện đại để học tập và vui chơi thì việc sử dụng smartphone thiếu kiểm soát cũng khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái "nghiện", mang lại nhiều hậu quả về tinh thần và thể chất. 

Chẳng hạn như khi "chúi đầu" vào chiếc smartphone, trẻ dần trở nên trì trệ và lười vận động, dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch… Trẻ có nguy cơ xao nhãng học tập, bị ám ảnh bởi các xu hướng bạo lực, đồi trụy, chìm đắm vào thế giới ảo và ngần ngại giao tiếp trong cuộc sống thực. Sự phụ thuộc vào các thiết bị điện tử cũng làm giảm khả năng sáng tạo và khiến trẻ dễ mắc các bệnh về thị lực.

Những hậu quả đó có thể phải một thời gian dài các bậc phụ huynh mới có thể nhận ra nhưng việc con trẻ nghiện smartphone còn gây ra những tình huống oái ăm như cậu bé này. 

Vụ việc xảy ra ở thành phố Vũ Hán, tình Hồ Bắc (Trung Quốc) vào ngày 1 tháng 3 vừa qua khiến mẹ của cậu bé được một phen "chết khiếp". Truyền thông địa phương đưa tin, cậu bé 6 tuổi đi vệ sinh nhưng mãi không thấy ra, lát sau bà mẹ thấy con gào thét, khóc lóc bên trong nên vội vàng phá cửa vào thì phát hiện con trai đã bị "hút" sâu xuống miệng chiếc bồn cầu. Cô hốt hoảng tìm cách giúp con thoát ra nhưng không thể bởi phần đùi, mông và thắt lưng của cậu bé đã chìm sâu vào bệ xí. Loay hoay không biết làm sao, bà mẹ đành phải nhờ đến sự giúp đỡ của cảnh sát.

Con trai 6 tuổi gào khóc trong nhà vệ sinh, mẹ hốt hoảng phá cửa và chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng, phải cầu cứu cảnh sát - Ảnh 1.

Bé trai 6 tuổi bị mắc kẹt trong bồn cầu vì mải dùng điện thoại khi đang đi đại tiện.

Zhou Dao, một giám sát viên của đội cứu hỏa Yangchahu ở địa phương, cho biết khi họ đến thì cậu bé đã mắc kẹt 1 tiếng ở đó và phải mất thêm 1 tiếng đồng hồ nữa họ mới giải thoát được cho cậu bé.

Anh Zhou đã an ủi và đánh lạc hướng để tránh cậu bé hoảng sợ bằng cách trò chuyện với cậu bé trong khi các đồng nghiệp của anh dùng kìm và tay để phá vỡ miệng bồn cầu. "Chúng tôi không thể sử dụng các công cụ lớn vì sợ gây ra thương tích cho đứa trẻ", anh Zhou nói. 

Sau khi được giải cứu, cậu bé không bị thương nặng nhưng có vết bầm tím xung quanh đùi, mông và thắt lưng.

be-trai-3
be-trai-3
be-trai-2
be-trai-2

Phải mất hơn 1 giờ đồng hồ, lính cứu hỏa mới giải cứu được cậu bé.

Được biết nguyên của tai nạn hy hữu này là vì trước khi đi vệ sinh, cậu nhóc 6 tuổi này đã lén mang theo điện thoại di động vào nhà vệ sinh để vừa chơi game vừa "giải quyết nỗi buồn". Trong lúc "cắm mặt" vào chiếc điện thoại, cậu bé không để ý nên lắc lư người và vô tình bị thọt lỏm xuống dưới từ lúc nào không hay, đến khi không nhấc lên được nữa mới hốt hoảng gọi mẹ.

Con trai 6 tuổi gào khóc trong nhà vệ sinh, mẹ hốt hoảng phá cửa và chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng, phải cầu cứu cảnh sát - Ảnh 3.

Nghiện điện thoại ở trẻ em đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia khác. Một cuộc khảo sát vào năm 2018 cho thấy gần 70% trẻ em ở Trung Quốc có điện thoại thông minh của riêng mình và gần một nửa số trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 9 được truy cập internet. 

Làm thế nào để quản lý thời gian sử dụng các thiết bị điện tử một cách đơn giản mà có hiệu quả? Dưới đây là một vài mẹo đơn giản mà các bậc phụ huynh có thể thực hiện:

Làm gương cho trẻ: Bọn trẻ luôn có xu hướng quan sát hành động của mọi người xung quanh và bắt chước theo những hành động đó. Vì vậy khi con ở bên, bạn nên giới hạn thời gian sử dụng các loại thiết bị như smartphone vì điều đó có thể trở thành một tấm gương xấu cho trẻ. 

Có sự giới hạn rõ ràng trong việc sử dụng các thiết bị điện tử: Để quản lý thời gian sử dụng các thiết bị điện tử ở trẻ, bạn có thể quy định khoảng thời gian không sử dụng các loại màn hình điện tử trong ngày. Ví dụ như trong bữa tối thì cả gia đình phải đảm bảo các quy tắc:

- Không sử dụng điện thoại trên bàn ăn

- Không trả lời điện thoại trong bữa ăn

- Không xem tivi khi ăn uống

Giới hạn thời lượng sử dụng: Việc sử dụng các thiết bị điện tử trong một thời gian dài liên tục có thể khiến cơ thể mệt mỏi và có nhiều tác động không tốt đến sức khỏe. Vì vậy điều bạn cần làm là đặt ra một giới hạn thời gian sử dụng cụ thể trong một ngày dành cho con của bạn.

Sử dụng thiết bị cùng với con của bạn: Thay vì cho trẻ tự do sử dụng các loại thiết bị điện tử, bạn hãy dành thời gian cùng trẻ sử dụng chúng để đọc một vài câu chuyện và cùng thảo luận với nhau về những ý nghĩa có trong câu chuyện đó và cho trẻ hiểu rằng, cảm xúc hay suy nghĩ bắt nguồn từ chính bản thân của mỗi người chứ không phải từ các thiết bị điện tử.

(Tổng hợp)