Cậu bé Ú nhà cầu thủ Duy Mạnh và bà xã Quỳnh Anh đã được hơn 1 tuổi. Càng lớn Ú càng đáng yêu, kháu khỉnh và vô cùng ngoan ngoãn. Dịch giã nên cậu bé phải ở nhà với mẹ Quỳnh Anh, hai mẹ con cùng nhau học bài, chơi piano vô cùng vui vẻ.

Mới đó mà Ú đã bắt đầu bi bô những từ đầu tiên rồi, khỏi phải nói cả Duy Mạnh và Quỳnh Anh đều vô cùng phấn khích. Nhất là khi từ đầu tiên mà bé nói lại là từ "bố" khiến chàng cầu thủ vô cùng hạnh phúc. 

Trong đoạn clip mới đăng tải gần đây, Quỳnh Anh rất kiên nhẫn dạy con trai tập nói: "Nào, Ú nói nào, bố" và lặp đi lặp lại rất nhiều lần để con trai nói theo. Ú cũng rất nhanh bập bẹ theo mẹ nhưng vì còn xấu hổ nên cậu bé thẹn thùng quay đi và nhoẻn miệng cười. Lát sau, được mẹ động viên, Ú đã nói được từ "bố" và còn được mẹ khen nữa.

Con trai Duy Mạnh tập nói

Biểu cảm cưng xỉu của bé Ú khiến các fan cũng tan chảy, đúng là trong độ tuổi tập nói, tập đi, bé nào cũng đáng yêu vô cùng. Thế này chẳng mấy chốc cậu bé lại hét hò ầm ĩ cả nhà cho mà xem. Bên cạnh đó, nhiều người cũng dành lời khen cho Quỳnh Anh khi khéo léo gợi ý cho con nói và biết khen con vào đúng thời điểm.

Mọi người cũng gửi lời chúc mừng đến gia đình nhỏ vì Ú càng ngày càng lớn, đáng yêu và cực kì ngoan ngoãn. Người hâm mộ cũng chúc Ú ngoan, hay ăn, chóng lớn, nhanh biết chạy để còn đi đá bóng cùng bố Mạnh.

Ú đón sinh nhật 1 tuổi, cậu bé đã biết đi và đang chập chững tập nói.

Trẻ thường nghe và hiểu lời nói của người lớn trước khi biết nói. Lúc đầu, các bé chỉ nói được một vài từ, trong khi chúng có thể hiểu từ 25 từ trở lên. Các bậc phụ huynh có thể giúp bé học nói bằng các cách sau đây:

- Quan sát: Em bé thể hiện mong muốn qua hành động như dơ 2 cánh tay lên muốn nói rằng bé muốn được ôm, đưa cho bố mẹ một món đồ chơi để nói bé muốn chơi, gạt tay khỏi đĩa thức ăn để muốn nói rằng trẻ đã ăn đủ. Các bậc phụ huynh nên mỉm cười, giao tiếp bằng mắt và trả lời để khuyến khích những nỗ lực nói chuyện đầu đời của trẻ.

- Nghe: Phụ huynh nên chú ý đến tiếng nói bập bẹ của bé rồi nói lại chính xác cho bé nghe và phát âm theo. Bé sẽ cố gắng bắt chước tiếng nói của cha mẹ và thay đổi cao độ và âm sắc để phù hợp với từ ngữ nghe được.

- Khen ngợi: Nên mỉm cười và tán thưởng những nỗ lực nói chuyện của bé. Qua động lực mà bố mẹ mang lại, bé sẽ tập nói nhanh hơn.

- Bắt chước: Các bé rất thích nghe giọng nói của bố mẹ. Việc nghe những lời nói của bố mẹ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ. Khi nói chuyện với bé, nên dùng những từ ngữ ngắn gọn, đơn giản nhưng chính xác.

- Chi tiết: Nếu bé chỉ vào bàn và gây ồn ào, đừng chỉ cho bé ăn thêm thức ăn. Thay vào đó, bạn nên chỉ vào thức ăn và nói: "Con có muốn ăn thêm không? Con muốn ăn với món khác, phải không?"

- Tường thuật: Nói về những thứ liên quan khi bạn rửa bát, mặc đồ, cho ăn và những thay đổi trên cơ thể bé như "Mẹ mang đôi tất chân màu xanh cho con nhé" hoặc "Mẹ đang cắt thịt gà nấu cho con ăn". Việc làm này có thể giúp bé nghe được nhiều hơn.

- Kiên nhẫn: Ngay cả khi không hiểu bé nói gì, hãy tiếp tục cố gắng. Nhẹ nhàng lặp lại những gì bố mẹ nghĩ là bé đang nói và hỏi xem điều đó có đúng không.

- Chủ động: Trong giờ chơi, hãy theo dõi sự chú ý và sở thích của bé để thấy rằng giao tiếp là một trò chơi hai chiều nói và nghe, dẫn dắt và làm theo.

- Chơi: Khuyến khích trẻ chơi, giả vờ và tưởng tượng thành tiếng để phát triển các kỹ năng bằng lời nói khi chúng đến độ tuổi tập đi.