Sau khi đi học, trẻ bắt đầu gặp phải những vấn đề mà mình phải giải quyết đến từ các bạn cùng lớp, chẳng hạn như đối mặt với việc bị bạn bè phán xét, đánh giá bố mẹ mình. Mỗi đứa trẻ sẽ đối mặt với những điều này theo chiều hướng khác nhau nhưng với vai trò là phụ huynh, bố mẹ cũng nên giúp trẻ nên ứng xử thế nào cho đúng.
Lili là một bà mẹ trẻ, có con trai năm nay đã vào tiểu học năm thứ hai. Một lần, chị đến trường để tham dự cuộc họp phụ huynh thường niên, có mặt của cả những đứa trẻ. Nhưng trở về từ cuộc họp đó, chị lại thấy con trai ủ rũ.
Gặng hỏi một hồi trong lúc chở con từ trường về thì đứa trẻ khóc lớn và bảo rằng: "Mẹ ơi khi buổi họp phụ huynh diễn ra, tất cả bạn bè đều nói mẹ của họ trẻ trung với giàu hơn mẹ. Mẹ vừa già vừa xấu hơn những người khác".
Ảnh minh họa
Lời nói của con trai khiến người mẹ không khỏi suy nghĩ vì chị không ngờ những đứa trẻ tiểu học lại lấy thước đo vẻ bề ngoài để đánh giá một người. Lúc này, đang chạy xe qua vũng bùn lớn, chị nói với con: "Con có nhìn thấy vũng bùn trước mắt không? Bùn rất bẩn, nhưng không phải ai đi qua cũng bị vướng bùn vào!".
Sau đó, người mẹ này đã lái xe nhẹ nhàng đi qua đó. Cô nói tiếp: "Trước mặt là vũng bùn, một chiếc xe đẹp chưa chắc đã hữu dụng. Ngược lại, một chiếc xe địa hình của nhà chúng ta, tuy có hơi xấu xí nhưng lại tiện dụng". Bên cạnh lời khen dành cho mẹ, cậu con trai cũng đã cải thiện tâm trạng và hiểu ra vấn đề.
Ảnh minh họa
Người mẹ tâm sự với con: "Mẹ của bạn con xinh đẹp nhưng mẹ thì không được như vậy. Tuy nhiên, chỉ cần con không ghét bỏ mẹ mà sẵn sàng bày tỏ tình yêu thương của con dành cho mẹ, rồi con cùng dành sự kính trọng cho mẹ của các bạn khác thì chẳng ai dám cười con cả. Con cũng không nên tự ti khi nghe những lời như vậy vì nếu thế, con sẽ dễ bị các bạn bắt nạt hơn!".
Cách gỡ rối cho tâm trạng của con khi bị bạn bè trêu chọc quả thực rất đáng học hỏi. Không nổi giận vì mình bị chê bai, ngược lại, người mẹ đã lấy đây là bài học để dạy con nên tôn trọng người lớn và nhất là việc không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Để trẻ hiểu được điều này, bố mẹ nên ưu tiên giáo dục nhân cách sớm cho trẻ và lưu ý những điều sau đây:
1. Tôn trọng sự nổi loạn của mỗi đứa trẻ
Khi những đứa trẻ mắc lỗi, thông thường điều đầu tiên phản ứng là đổ lỗi cho người khác. Hành vi kiểu này khiến cha mẹ tức giận, nhưng cũng phản ánh kết quả sai lầm dạy con từ nhỏ: Con ngã thì "đánh" cái khác. Vì vậy, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo để con biết mình sai và cần sửa chữa thế nào.
2. Tôn trọng suy nghĩ của trẻ
Trong giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có nhiều câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn như: "Tại sao ô tô hàng xóm lại to hơn nhà mình", "Tại sao nhà người khác lại giàu hơn nhà mình"... Cha mẹ không được cư xử nóng nảy, mà phải tôn trọng suy nghĩ cũng như hướng con đi theo việc hiểu đúng giá trị vật chất của gia đình mình.
Theo Sohu