Một bà mẹ ở Trung Quốc mới đây gây chú ý khi đăng tải bài viết than phiền về việc nuôi dạy con. Chị cho biết, mình có một đứa con trai 7 tuổi và đang "tuyệt vọng" vì không thể dạy dỗ con. "Đứa trẻ quá nghịch ngợm, không nghe lời, coi tôi như người vô hình. Nhìn sang bạn bè mình sinh con gái, đứa nào cũng ngoan ngoãn thùy mị. Tại sao tôi lại sinh ra một đứa con trai rồi mệt mỏi đến thế này", chị nói.

Nhiều bà mẹ thường phàn nàn rằng con trai khó nuôi hơn con gái. Nhưng trên thực tế, có lẽ chúng ta đều đã trách nhầm những đứa trẻ. Sở dĩ chúng khó nuôi dạy chỉ là vì chúng ta chưa bao giờ hiểu được con trai mà thôi! Điều này có cơ sở khoa học. Chắc hẳn nhiều bố mẹ đọc xong sẽ hối hận vì trách nhầm con mình.

Tại sao con trai hay bị than "khó nuôi"?

Con trai thường có lượng hormone nam và dopamine cao hơn con gái nên chúng năng động, bốc đồng và dễ xúc động hơn, thích phấn khích và phiêu lưu, đồng thời có trí tuệ cảm xúc thấp và khả năng đồng cảm kém. Vì vậy, trong mắt mọi người, con trai luôn bị gắn mác là những đứa nghịch ngợm và hay gặp rắc rối.

Thứ hai, tốc độ phát triển vỏ não của bé trai chậm hơn một chút so với bé gái, vì estrogen ở bé gái thúc đẩy sự phát triển của tế bào não. Sự khác biệt này sẽ khiến bé trai kém hơn bé gái về ngôn ngữ, khả năng phát triển vận động, phối hợp não trái và não phải.

Một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Thanh thiếu niên Trung Quốc, chỉ ra rằng trình độ ngôn ngữ não bộ của bé trai 5 tuổi xấp xỉ tương đương với bé gái 3 tuổi rưỡi và khả năng đọc, kỹ năng viết cũng sẽ bị chậm lại khoảng 1 đến 1,5 năm.

Một ví dụ khác, nếu bạn tặng một cô bé con búp bê, bé có thể chải tóc, thay quần áo và chăm sóc nó cẩn thận mà không cần bất kỳ chỉ dẫn nào; nhưng nếu bạn đặt một con búp bê vào tay một cậu bé, con búp bê có thể bị hư hỏng.

Vì vậy, sự khác biệt về cấu trúc thể chất và trình độ phát triển giữa bé trai và bé gái dẫn đến sự khác biệt về nhận thức, tư duy và hành vi. Điều đáng nói là sự khác biệt giữa con trai và con gái còn thể hiện ở việc cha mẹ nuôi dạy chúng.

Đại học Columbia ở Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc khảo sát tiếp theo với hơn 13.000 phụ huynh trong 18 năm. Kết quả cho thấy nuôi con trai sẽ khiến cha mẹ già đi nhanh hơn và năng lực trí tuệ của họ suy giảm nhanh hơn so với nuôi con gái, và càng có nhiều con trai thì "thiệt hại" càng lớn.

Nhưng tác động là xã hội, không phải sinh học. Vì con gái mang lại nhiều hỗ trợ về mặt xã hội và tinh thần hơn con trai nên các nhà nghiên cứu tin rằng việc nuôi dạy con gái có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer nhiều hơn con trai.

Con gái cũng "khó nuôi" không kém

Khoa học đã chứng minh con trai khó nuôi, nhưng liệu điều đó có nghĩa là nuôi con gái rất dễ dàng?

"Con trai và con gái, ai khó nuôi dạy hơn? Sau khi đọc kết luận này, tôi mới hối hận vì đã trách nhầm con nhiều năm" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

1. Con gái cần được an toàn hơn con trai

Như chúng ta đã biết, 0-3 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ hình thành cảm giác an toàn. Con gái có khả năng quan sát và phân biệt tốt hơn con trai, tinh tế và nhạy cảm hơn nên có nhu cầu về cảm giác an toàn và cần được cha mẹ chăm sóc nhẹ nhàng từ khi còn nhỏ.

2. Con gái cần được hỗ trợ và phản hồi về mặt tinh thần nhiều hơn

Con gái phát triển sớm hơn con trai, phụ thuộc nhiều hơn vào cảm xúc và có nhu cầu giao tiếp ngôn ngữ rõ ràng hơn. Vì vậy, nhiều cô gái luôn "cằn nhằn" và cần nhiều sự hỗ trợ, phản hồi về mặt tinh thần từ cha mẹ, để quan sát và đánh giá xem bố mẹ có thực sự yêu thương mình hay không.

Con gái sinh ra là để được bảo vệ, cha mẹ sẽ luôn lo lắng sợ con bị tổn thương hoặc bị bắt nạt. Khi con gái lớn lên, chúng dễ phải chịu nhiều định kiến, thậm chí là sự xâm phạm từ thế giới bên ngoài, nên cha mẹ khó có thể yên tâm hơn.

3. Con gái cần chú ý hơn đến việc phát triển thể chất

Do đặc điểm sinh lý của con gái nên cha mẹ cần quan tâm đến sự phát triển thể chất của con ngay từ khi còn nhỏ và luôn chú ý đến vấn đề vệ sinh, gọn gàng. Chẳng hạn, cần kiên nhẫn hơn trong quá trình tập đi vệ sinh, sau tuổi dậy thì, trẻ cần được dạy cách chăm sóc cơ thể.

Vậy con nào khó nuôi hơn, con trai hay con gái? Thực sự rất khó để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Bởi vì mỗi đứa trẻ là duy nhất nên những đặc điểm thể chất, tính cách, nhu cầu, môi trường phát triển, v.v. đều sẽ ảnh hưởng đến khó khăn trong việc nuôi dạy chúng.

Hầu hết mọi người cho rằng con trai khó nuôi hơn vì chúng luôn năng động và hay gây rắc rối; số khác lại cho rằng con gái khó nuôi hơn vì nhạy cảm hơn và có nhu cầu tình cảm cao hơn. Nhưng dù nuôi con trai hay con gái thì chắc chắn đó là một công việc đầy thử thách và thú vị đối với cha mẹ.

Chìa khóa để nuôi dạy con cái, dù là con trai hay con gái, là hòa nhập, kết nối với con của bạn, lưu ý đến sự độc đáo trong tính cách của chúng đồng thời hiểu về những kỳ vọng của chính bạn. Sau đó, bạn có thể đáp ứng từng nhu cầu của từng đứa trẻ và hỗ trợ chúng phát triển hết tiềm năng của mình.

Khi nuôi dạy một cậu bé, sở dĩ con ngỗ nghịch có lẽ là do cha mẹ quan tâm quá nhiều, khiến cậu bé không nhìn nhận một cách khách quan những khó khăn, vất vả trong cuộc sống, không hiểu được một số thói quen đúng, không nhận ra vai trò giáo dục của bố mẹ. Vì vậy, nếu trong gia đình có con trai, cha mẹ đừng quá chăm chút con, mà hãy để con trải qua khó khăn, để con có sức mạnh tinh thần và một trái tim biết rung động.

Trong việc giáo dục con trai, nhiều bậc cha mẹ sẽ luôn mắng mỏ và trấn áp hành vi ồn ào của con. Tuy nhiên, hiệu quả thường không đạt yêu cầu. Điều này là do sự hiếu động của trẻ là một loại bản chất, không thể thay đổi. Do đó, việc đàn áp không thể hiệu quả. Ngược lại, nếu cha mẹ có thể dịu dàng với con cái, sẽ nhận được kết quả giáo dục đáng ngạc nhiên. 

Hãy cho con không gian tự do để phát triển, hạn chế áp đặt những ý kiến cá nhân của mình lên con. Cá vàng nuôi trong bể dù có bao lâu cũng chỉ đạt đến chiều dài nhất định. Nhưng nếu thả chúng xuống ao thì có thể dài thêm vài cm nữa. Nếu mãi được cha mẹ bao bọc trong môi trường gia đình, giống như cá trong bể, con trai không thể nào trở thành "cá lớn".