Cải mầm đá mọc trên đỉnh núi cao và chỉ phát triển vào mùa lạnh tầm tháng 11 đến tháng 3 dương lịch. Ở nước ta, cải mầm đá là loại rau hiếm và mọc chủ yếu vào mùa lạnh ở Sapa.
Ảnh minh họa
Thời gian gần đây, cải mầm đá được nhiều người tìm mua và chế biến thành những món ăn đặc sắc. Do được nhiều người ưu thích nên nhiều thương lái đã nhập loại rau này từ Trung Quốc. Khi về Việt Nam, món hàng này đã được “đội lốt” thành cải mầm đá Sa Pa.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong mầm đá có chứa lượng dinh dưỡng cao gấp 5 lần các loại rau bình thường khác.
Trong rau mầm đá chứa nhiều amino axit, các vitamin quan trọng như B, C, E, A,…hàm lượng cao. Những khoáng chất cần thiết trong cơ thể, trong rau mầm đá cũng rất dồi dào. Lượng enzyme tiêu hóa và các chất chống oxi hóa cao. Các loại men kích thích trong rau sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ngừa cảm cúm, giải rượi, giảm lượng cholesterol trong máu.
Nhờ giàu vitamin mà rau mầm đá được chị em phụ nữ yêu thích vì tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa và làm đẹp da. Nguông vitamin E và vitamin C dồi dào góp phần làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sinh lực, an thần và giúp chắc xương sức khỏe dẻo dai hơn.
Cách chế biến cải mầm đá
- Cách chế biến rau cải mầm đá phổ biến nhất là luộc nhưng thực chất chỉ cần nhúng sơ qua là ngồng cải đã có thể ăn được. Cải mầm đá thường chấm với nước mắm trứng hoặc vừng lạc.
- Cải mầm đá hoàn toàn có thể sử dụng để muối chua cay. Bằng cách rửa sạch, bạn thái vát (nếu muốn ăn được sớm thì thái mỏng, còn nếu muốn muối chua vài ngày sau thì thái hơi dày 1 chút). Sau đó, bạn cho cải mầm đá vào âu lớn, thêm tỏi, ớt thái lát, hỗn hợp nước giấm đường và chút muối đã đun sôi, đậy kín khoảng 1 ngày là ăn được
- Ngoài ra, có thể xào rau cải mầm đá với thịt trâu, thịt bò,… nhưng lưu ý là xào bằng mỡ lợn hơn là dầu ăn sẽ làm tăng vị ngon, ngọt của rau.