Dự án “Bứt phá’ – chiến dịch mới hỗ trợ sự phát triển của phụ nữ dân tộc thiểu số

Con đường nào dẫn đến bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số?

Hội nghị Đối tác chính sách về phụ nữ và kinh tế APEC vào tháng 9/2017 vừa qua đã có nhiều hoạt động thảo luận, đưa ra giải pháp thực tế về việc tăng cường hội nhập và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, nâng cao quyền bình đẳng giới. Tuy nhiên trên thực tế, nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam đang gặp một khoảng cách khoảng cách khá xa giữa họ và các nguồn lực, nhân tố giúp nâng cao quyền năng kinh tế, một nghiên cứu của tổ chức CARE cho hay.

Với mong muốn chung tay cho sự phát triển của phụ nữ vùng cao, công ty P&G (Procter & Gamble) quyết định đồng hành cùng tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam để thực hiện dự án "Bứt Phá" cho các phụ nữ dân tộc thiểu số ở khu vực vùng núi phía Bắc gồm các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên và Bắc Kạn nhằm giúp chị em phụ nữ nơi đây có thêm tiềm lực về vốn kinh doanh, chủ động hơn trong các quyết định tài chính gia đình.

Công ty P&G hỗ trợ phụ nữ vùng cao phát triển kinh tế - Ảnh 2.

Làm chủ kinh tế chính là chìa khoá cho chị em phụ nữ dân tộc thiểu số chạm đến đến quyền bình đẳng giới

Dự án “Bứt phá” 2018 – 2019 là một trong những hoạt động phối hợp thuộc chiến dịch We See Equal của tập đoàn P&G. Đây là chiến dịch được khởi xướng và thực thi trên quy mô toàn cầu của P&G, tập đoàn hàng đầu về lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, thông qua sự thấu hiểu khách hàng chủ yếu của mình là nữ giới.

Trong khuôn khổ chiến dịch We See Equal, P&G luôn nỗ lực xây dựng một văn hóa làm việc không có sự phân biệt, mà cùng quan tâm và tạo điều kiện để các nữ nhân viên có thể phát huy hết tiềm năng của mình. Công ty P&G còn thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông và quảng cáo cho các nhãn hàng nhằm khởi đầu những cuộc đối thoại về định kiến giới và định hướng cho sự thay đổi tích cực như: Pantene với chiến dịch #Strong is beautiful, Downy với chiến dịch #NeverFade tại Việt Nam, Ariel với #RiseUpPinay tại Philippines và nhãn hàng Olay với chiến dịch #FearlessAtAnyAge tại Thái Lan.

Ngoài ra, công ty P&G cũng hợp tác với những tổ chức hàng đầu trên khắp thế giới với mục tiêu xóa bỏ mọi rào cản và giúp các bé gái tiếp cận giáo dục, đồng thời hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Đặc biệt tại Việt Nam, trong hơn 10 năm qua, P&G cũng hợp tác cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Học Viện Phụ Nữ Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa cho hàng ngàn phụ nữ.

Dự án “Bứt Phá” – nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Dự án được triển khsai trong thời gian hai năm 2018-2019 với nguồn kinh phí là 200.000 USD (hơn 4 tỷ VNĐ) sử dụng công cụ tài chính do CARE phát triển mang tên Nhóm Cổ phần Tài chính tự quản (VSLA – Village Savings and Loan Association), hay còn gọi là nhóm tiết kiệm thôn bản.

Cụ thể, dự án sẽ được triển khai thành lập 240 nhóm tại 4 tỉnh nói trên, mỗi nhóm gồm 15-35 người. Thành viên của các nhóm sẽ cùng tiết kiệm và thống nhất cho vay lẫn nhau để hoạt động chăn nuôi, sản xuất với lãi suất vay do nhóm tự thoả thuận và không được thay đổi trong vòng 1 năm.

Công ty P&G hỗ trợ phụ nữ vùng cao phát triển kinh tế - Ảnh 3.

Cơ chế vận hành cực kỳ đơn giản và minh bạch, các thành viên có tính tự chủ rất cao, không phụ thuộc vào cá nhân/ tổ chức bên ngoài là thế mạnh của mô hình này

“Dự án Bứt phá sẽ được triển khai nhằm hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số và gia đình cải thiện an sinh thông qua việc mở rộng tiếp cận dịch vụ tài chính. Cụ thể, phụ nữ và gia đình sẽ gia tăng tiết kiệm thông qua mô hình VSLA; tăng cường khả năng quản lý tài chính cho chi tiêu và sản xuất của gia đình” – ông Lê Xuân Hiếu, Giám đốc Dự án, Tổ chức CARE Quốc tế cho biết.

Lấy việc bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ làm nền tảng trong hoạt động kinh doanh, hoạt động dành cho cộng đồng, công ty P&G tiếp tục tiếp cận đến đối tượng phụ nữ dân tộc thiểu số bằng những hoạt động thiết thực trong dự án “Bứt phá” 2018 -2019 để góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế cho họ, từng bước xoá nhoà sự bất bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng và phụ nữ trên toàn cầu nói chung.