Nhắc đến bệnh loãng xương, chúng ta nghĩ ngay đến căn bệnh của người già. Điều này không sai, mặc dù cũng có người trẻ bị loãng xương nhưng nhìn chung bệnh này gia tăng theo tuổi tác. Mật độ xương của chúng ta cũng giảm đi khi chúng ta có tuổi. Đặc biệt là với người cao tuổi, nhiều người có triệu chứng loãng xương, đây cũng là lý do dễ bị gãy xương sau khi té ngã, đồng thời dẫn đến các vấn đề khác nhau trong cơ thể, là mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bởi vì điều này mà người trung niên và người cao tuổi thường quan tâm đến việc sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm đúng. Chính vì vậy mà những người cao tuổi, nhất là từ 100 tuổi trở lên, mà không bị loãng xương thì quả thực sẽ khiến người khác vô cùng ngạc nhiên.
Ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, có một cụ già như vậy. Năm nay cụ đã 102 tuổi. Ai gặp cụ cũng không thể nghĩ rằng cụ đã đến tuổi trường thọ như vậy bởi vì mặc dù trông không trẻ trung như thanh niên nhưng cụ vẫn còn sung sức và có thể tự nấu ăn, không cần người thân trong gia đình phải thường xuyên trợ giúp. Tay chân của cụ rất linh hoạt và không có biểu hiện loãng xương như nhiều người già khác. Bình thường, những người sống tới 102 tuổi như cụ thường bị loãng xương do cơ thể thiếu canxi trầm trọng, xương rất dễ gãy.
Làm thế nào cụ già này giữ cho được xương của mình vẫn linh hoạt và chắc khỏe như vậy?
Chia sẻ trên trang Aboluowang, cụ thẳng thắn cho biết, cụ thường đi khám thì được biết khối lượng xương vẫn còn đầy đủ, cụ vẫn cảm thấy chân tay linh hoạt và có sức mạnh. Điều này liên quan rất nhiều đến việc cụ không có thói quen xấu nào. Không những thế, trong cuộc đời mình, cụ ông ở Nam Ninh luôn tuân thủ 3 điều. Và theo ông, nếu làm đúng thì tự nhiên bạn sẽ sống lâu và khỏe mạnh hơn, bao gồm cả không bị loãng xương.
1. Bổ sung dinh dưỡng cho xương, nhất là vitamin D và canxi
Ông lão người Nam Ninh cho rằng, khi càng lớn tuổi, cơ thể con người chắc chắn sẽ thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt đối với những trường hợp bị mất xương nghiêm trọng, nếu không được bổ sung kịp thời thì khả năng mất canxi sẽ nhanh hơn và các triệu chứng loãng xương sẽ sớm xuất hiện hơn. Vì vậy, ông thường bổ sung một cách có ý thức bổ sung canxi và vitamin D để tăng độ cứng của xương.
Cơ thể chúng ta cần trung bình khoảng 1.000mg canxi (đối với người ở độ tuổi từ 19 - 50), 400 - 800 đơn vị vitamin D, một lượng nhỏ magiê và vitamin K hàng ngày để giúp xương chắc khỏe. Đối với trẻ em dưới 15 tuổi cần 600 – 700 mg canxi/ngày, phụ nữ có thai cần hơn 1200 mg canxi/ ngày, người già trên 50 tuổi cần 1200 mg canxi/ngày vì khả năng hấp thu canxi của họ thấp hơn.
Các loại thức ăn bổ sung canxi bao gồm: Tôm, tép, cua, cá, rau muống, rau dền, măng khô, đậu nành, súp lơ...
Thực phẩm giàu vitamin D phải kể đến như: Nấm tươi, sữa, trứng, cá hồi, các loại sò... Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ được canxi hiệu quả hơn.
Các loại rau quả chính là nguồn cung cấp magie dồi dào, phải kể đến là rau lá xanh, các loại hạt và đậu.
Thực phẩm giàu vitamin K cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương như: các loại rau có màu xanh đậm, súp lơ xanh, bắp cải, cải...
Ngoài ra, nên ăn nhiều rau, trái cây và thức ăn chứa nhiều estrogen tự nhiên như: giá đậu, đậu nành, đậu phộng (lạc), hạt mè (vừng), bắp cải, tỏi ... giúp làm tăng khoáng chất trong xương.
2. Thường xuyên theo dõi mật độ xương
Ông lão ở Nam Ninh cũng cho biết, ông có ý thức theo dõi mật độ xương thường xuyên, bởi bác sĩ đã từng nói với ông rằng nếu muốn điều chỉnh bất cứ lúc nào thì nên theo dõi mật độ xương thường xuyên để tránh xảy ra tình trạng loãng xương. Là một ông già nhưng sự kiên trì theo dõi sức khỏe của mình, chăm chỉ đi kiểm tra sức khỏe cũng như mật độ xương của ông còn tốt hơn nhiều người trẻ tuổi.
3. Tuân thủ tập thể dục
Mọi người đều đã từng nghe đến nguyên tắc "cuộc sống của bạn nằm ở việc tập thể dục". Tập thể dục bền bỉ có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của con người và trì hoãn quá trình lão hóa xương, chủ yếu là do tập thể dục có thể làm tăng tốc độ lưu thông máu, do đó tốc độ trao đổi chất trong cơ thể cũng tăng lên.
Ngoài ra, ông cụ 102 tuổi không bị loãng xương cũng cho biết, cuộc đời ông không thường có những thói quen xấu hại xương như nhiều người hay mắc phải. Thậm chí là người còn trẻ tuổi mà liên tục có những thói quen này thì sớm muộn gì xương cũng sớm bị hủy hoại.
Một số thói quen xấu của giới trẻ đang khiến canxi trong xương bị mất dần, làm tăng nguy cơ loãng xương bao gồm:
1. Uống cà phê trong thời gian dài: Cà phê chứa nhiều caffein, nếu cơ thể tiêu thụ một lượng lớn caffein trong thời gian dài sẽ ức chế nghiêm trọng quá trình hấp thụ canxi.
2. Thường xuyên uống đồ uống có ga: Một số thành phần trong đồ uống có ga ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hấp thụ canxi ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như các ion kim loại, axit photphoric, caffein, và polyphenol.
3. Hút thuốc: Trong xã hội ngày nay, ngoài nam giới, nhiều phụ nữ cũng có thói quen hút thuốc lá. Thế nhưng, nhiều chất trong thuốc lá rất độc hại đối với tế bào xương, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ ion canxi của cơ thể và thường dẫn đến loãng xương ở một mức độ nhất định.
4. Uống rượu: Sau khi ethanol trong đồ uống có cồn đi vào cơ thể người sẽ phản ứng hóa học với các chất vô cơ và hữu cơ khác, nhiều chất sinh ra sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi và làm tăng lượng canxi mất đi.
5. Không tiếp xúc với ánh mặt trời: Chúng ta đều biết rằng việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là có lợi cho sự hấp thu canxi. Nguyên tắc là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể thúc đẩy việc sản xuất của vitamin D. Nếu muốn canxi được hấp thụ trong cơ thể con người thì hấp thụ vitamin D là cần thiết.
6. Thiếu tập thể dục: Tập thể dục mỗi ngày sẽ thúc đẩy sự phát triển của xương và giúp xương chắc khỏe hơn. Nếu người bệnh thiếu vận động trong thời gian dài sẽ làm tăng quá trình mất xương, không có lợi cho quá trình lắng đọng xương.
Theo Aboluowang, Zhihu