Theo thống kê, những người trên 60 tuổi ở Trung Quốc có nguy cơ loãng xương là 40%, có nghĩa là, gần một nửa số người cao tuổi. Mức độ loãng xương ở mỗi người khác nhau, nếu không chú ý sớm, xương dễ bị tổn thương cũng như gây ra các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như hạn chế di chuyển, mất ngủ, rối loạn chuyển hóa...

Mật độ xương (BMD) là một chỉ số quan trọng phản ánh khối lượng xương và là một chỉ số quan trọng để đánh giá loãng xương. Đây là một chỉ số lâm sàng phổ biến. Thông qua kiểm tra mật độ xương, bạn có thể hiểu được mức độ loãng xương.

Thông thường, theo tuổi tác, mật độ xương của con người giảm đi, nguy cơ loãng xương cũng cao hơn. Tác hại lớn nhất của loãng xương là nguy cơ gãy xương. Vậy, có thể chống lại tình trạng loãng xương ở người cao tuổi không?

Cụ ông 67 tuổi có mật độ xương như 30 tuổi, tất cả nhờ 3 thói quen mà ai cũng làm được - Ảnh 1.

Thế nhưng, mới đây, BS Mạnh Hà, bác sĩ bệnh viện của Công ty TNHH Kỹ thuật số 2, Tập đoàn Cục 3 Đường sắt Trung Quốc, đã chia sẻ một trường hợp 67 tuổi nhưng có mật độ xương như 30 tuổi.

Trong lần đến khám bệnh, ông Dương thường đi cùng con trai. Chỉ vài phút là đã thấy ông Dương đi lên tầng 2 rồi tầng 4, bỏ lại cậu con trai đi phía sau í ới "Ba, chờ con". Ông Dương nhìn con đi 3 bước dừng 2 bước, không nhịn được mà lắc đầu "thanh niên gì mà thân thể còn không bằng một ông già".

Sau khi được tiến hành xét nghiệm mật độ xương, bác sĩ cầm kết quả không ngừng khen ngợi ông Dương "68 tuổi mà sức khỏe thật sự không tệ, mật độ xương là 0,5". Bình thường, nếu mật độ xương dưới -1, có nghĩa là có một sự mất mát nhỏ trong xương. Nếu dưới -2 hoặc thậm chí đạt đến mức -2,5, điều đó có nghĩa là mất xương nghiêm trọng và tỷ lệ gãy xương cao hơn.

Cụ ông 67 tuổi có mật độ xương như 30 tuổi, tất cả nhờ 3 thói quen mà ai cũng làm được - Ảnh 2.

Kết quả hiển thị cho thấy tình trạng xương của ông Dương gần như giống như những người trẻ tuổi ở độ tuổi 30. Vậy bí quyết để xương chắc khỏe của ông Dương là gì?

Ông Dương chia sẻ, có 3 việc mà ông thường xuyên làm hàng ngày trong suốt nhiều năm qua là:

1. Tập thể dục thích hợp

Từ khi còn trẻ ông Dương đã có thói quen tập thể dục. Ông thường chọn một số bài tập thể dục thích hợp, bao gồm cả tập thể dục cường độ cao như chạy đường dài, chơi bóng rổ... Tuy nhiên, khi tập thể dục, ông thường kiểm soát thời gian mỗi lần tập trong khoảng 30 phút.

Thông qua tập thể dục có thể làm cho xương có thể nhận được tập thể dục tốt hơn, do đó cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cơ xương, giúp cải thiện mật độ xương. Bình thường, bạn có thể thực hiện một số bài tập aerobic thích hợp, bao gồm đi bộ nhanh, bơi lội, chạy bộ, thái cực quyền...

Cụ ông 67 tuổi có mật độ xương như 30 tuổi, tất cả nhờ 3 thói quen mà ai cũng làm được - Ảnh 3.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Dinh dưỡng có mối quan hệ rất chặt chẽ với mật độ xương. Ăn uống thiếu dưỡng chất về lâu dài cũng là một nguyên nhân rất quan trọng gây ra tình trạng thiếu canxi và loãng xương.

Vì vậy, nếu mật độ xương thấp xuất hiện, điều chỉnh chế độ ăn uống có thể nói là nhiệm vụ chính. Trong cuộc sống bình thường, ông Dương thường ăn một số loại sữa, đậu, đậu nành, rau lá và các loại hạt và các loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Đây là những thực phẩm cung cấp canxi rất tốt cho cơ thể. Ông cũng có thói quen ăn ít muối và điều này cũng giúp bảo vệ xương rất tốt.

3. Không hút thuốc

Ông Dương không có thói quen hút thuốc lá ngay từ hồi trẻ. Thậm chí, khi thấy người khác hút thuốc ông cũng tránh đi chỗ khác.

Với bất kì ai, bỏ hút thuốc là điều nên làm, bởi vì tác hại của họ đối với cơ thể con người rất rõ ràng. Chất nicotine trong thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của xương bằng cách làm tổn thương các cơ quan khác của cơ thể, không có lợi cho sự lắng đọng của xương.

https://afamily.vn/cu-ong-67-tuoi-co-mat-do-xuong-nhu-30-tuoi-tat-ca-nho-3-thoi-quen-ma-ai-cung-lam-duoc-20220823194536021.chn