Ông Lý năm nay đã 70 tuổi sống bình lặng trong một khu dân cư cổ kính ở Trung Quốc. Ngày còn trẻ ông từng là sếp lớn, thu nhập dư dả vì vậy ông tưởng mình sẽ sống an nhàn sau khi nghỉ hưu nhưng không ngờ lại gặp nhiều trở ngại như vậy.

Ông Lý từng nghĩ mình và vợ sẽ có những ngày điền viên, trồng rau và nuôi cá mà không cần ở với bất kỳ đứa con nào. Tuy nhiên, người vợ của ông bất ngờ qua đời vì bạo bệnh, để ông bơ vơ một mình.

Cụ ông 70 tuổi ở cùng con, rồi vào viện dưỡng lão, sau cùng mới ngộ ra: tuổi già muốn an nhàn, bình yên thì khắc sâu 3 “điểm tựa”- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Các con của ông dù hiếu thảo nhưng cũng không thể giành nhiều thời gian bên cha vì bận bịu công việc. Và để giải quyết vấn đề chăm sóc tuổi già, ông Lý đã chuyển đến sống trong một bệnh viện dưỡng lão có tiếng trong thành phố.

Ông ở trong căn phòng đơn rộng lớn, khang trang. Tuy nhiên, cuộc sống tại nơi này không tốt như những gì ông vẫn tưởng tượng. Dù có người chăm lo nhưng vẫn thiếu đi sự ấm áp, hạnh phúc của gia đình. Hầu hết mọi người sống xung quanh đều ít nói, ngại giao tiếp cùng nhau khiến ông Lý cảm thấy buồn chán như thể bị xã hội lãng quên, mỗi ngày chỉ có thể ngồi ngơ ngác như bầu trời bên ngoài cửa sổ.

Sau thời gian ngắn sống tại đây, ông quyết định rời đi. Ông Lý nhận ra dù viện dưỡng lão cung cấp dịch vụ chăm sóc và đảm bảo cuộc sống của người già khá tốt nhưng nó không phải những thứ mà nội tâm ông muốn. Ở tuổi này ông khao khát có sự đồng hành và tình cảm ấm áp của gia đình.

Sau khi rời viện, ông đã đến sống tại nhà con trai. Con trai và con dâu rất hiếu thảo đã chuẩn bị cho ông một căn phòng lớn với những bữa ăn ngon, hợp khẩu vị. Tuy nhiên, sau một thời gian sinh sống ông phát hiện ra điểm khác trong lối sống của bản thân và các con cháu.

Bản thân ông có thói quen ngủ sớm, dậy sớm trong khi các con thường xuyên thức khuya. Ông Lý thích yên tĩnh nhưng cháu trai lại thường gây ồn ào ở nhà. Sự khác biệt trong lối sống và tuổi tác khiến ông cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. Hơn nữa, ông cũng cảm thấy khó chịu khi gia đình con thường xảy ra những mâu thuẫn từ những việc nhỏ nhất hay phong cách nuôi dạy con cháu.

Vì vậy chỉ sau vài tháng sống ở nhà con trai ông Lý đã quyết định rời đi. Ông nhận ra không phải lúc nào cứ sống cạnh con cháu là vui vẻ và hạnh phúc. Các con đã lớn cần có cuộc sống và không gian sống riêng.

Ông nhận ra tuổi già sống vui vẻ không nhất thiết phải ở cảnh các con cháu, mà cứ độc lập, vui vẻ dành nhiều thời gian cho nhau sẽ là hạnh phúc nhất.

Cụ ông 70 tuổi ở cùng con, rồi vào viện dưỡng lão, sau cùng mới ngộ ra: tuổi già muốn an nhàn, bình yên thì khắc sâu 3 “điểm tựa”- Ảnh 2.

Sau những trải nghiệm đó, ông Lý cũng ngộ ra rằng muốn sống bình yên, tự tại khi về già thì có 3 điều quan trọng nhất: tinh thần vui vẻ, tích cực trải nghiệm kết bạn và kết nối với con cháu theo cách phù hợp.

Vì vậy, ông Lý bắt đầu chăm chỉ tham gia các hoạt động dành cho người cao tuổi trong cộng đồng và kết bạn với những người cùng chung suy nghĩ. Ông thường xuyên đi chơi bài, chơi cờ, tập thể dục,... và tìm thấy sự vui vẻ, hạnh phúc hơn mỗi ngày. Hơn nữa, ông Lý cũng học được cách duy trì khoảng cách và làm bạn cùng con cháu. Cuối tuần con cháu sẽ về cùng ông ăn cơm, chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống.

Người già có cuộc sống phong phú, lạc quan, nhiều kết nối có thể chia sẻ kinh nghiệm, hòa nhập với thế giới trẻ, học thêm các kỹ năng mới để thích ứng tốt hơn với thế giới đang không ngừng thay đổi. Sự tương tác này có thể làm phong phú thêm cuộc sống của người cao tuổi, giúp họ sống vui vẻ, bớt cô đơn mà còn lan tỏa trí tuệ và giá trị tích cực cho cuộc đời.