Thông thường, trong trường hợp này bạn sẽ đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị. Nhưng bạn có biết rằng ngay tự bản thân bạn cũng có thể giảm thiểu tình trạng lo lắng thái quá này bằng những biện pháp đơn giản, đó là không sa đà vào những việc dưới đây.
Bạn phân tích mọi thứ quá chi li
Tiến sĩ Donna Pincus, phó giáo sư khoa tâm lý và trí tuệ tại Đại học Boston (Mỹ) giải thích: "Sự rạn nứt trong các mối quan hệ thường là do mọi người có suy nghĩ nhiều về tình huống hơn là cách giải quyết vấn đề. Mà suy nghĩ nhiều cũng là một dấu hiệu của sự lo lắng trở nên tồi tệ.
Phân tích mọi thứ quá chi li, nhỏ nhặt quá mức khiến các mối quan hệ đều trở nên ngột ngạt, bản thân người suy nghĩ thì có tâm trạng tiêu cực, trầm cảm và lo lắng tăng lên".
"Thay vì ngồi ngẫm nghĩ chi li, hãy xem bạn có thể làm gì để vấn đề nhẹ nhàng hơn", Pincus gợi ý.
Hãy suy nghĩ một số giải pháp và bắt đầu thực hiện chúng. Thea Gallagher, điều phối viên phòng khám tại Trung tâm Điều trị và Nghiên cứu lo lắng tại Trường Y khoa Perelman, Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết: "Nếu không, điều quan trọng là phải học cách chịu đựng sự không chắc chắn. Sống với sự không chắc chắn là một kỹ năng tuyệt vời giúp bạn ngừng lãng phí thời gian vào những thứ bạn không thể kiểm soát".
Phân tích mọi thứ quá chi li, nhỏ nhặt quá mức khiến các mối quan hệ đều trở nên ngột ngạt, bản thân người suy nghĩ thì có tâm trạng tiêu cực, trầm cảm và lo lắng tăng lên.
Kiểm tra mail liên tục
"Cuộc đấu tranh để cân bằng cuộc sống và công việc là điều mà hầu hết mọi người đều phải đối mặt. Thế giới phát triển, điện thoại thông minh ở mọi nơi, giúp bạn có thể làm việc 24/7, nhưng không có nghĩa lúc nào bạn cũng phải kiểm tra xem có thư đến không", Gallagher nói.
Hãy thử dành một số thời gian không có điện thoại. Việc thiết lập giới hạn cho những thói quen tiêu cực có thể giúp có nhiều thời gian cho những thói quen tích cực hơn.
Việc thiết lập giới hạn cho những thói quen tiêu cực có thể giúp có nhiều thời gian cho những thói quen tích cực hơn.
Lướt Instagram quá nhiều
"Lướt Instagram, Twitter, Facebook… ở mọi nơi, trên tàu điện ngầm đến nhà vệ sinh đang dần biến phương tiện truyền thông xã hội trở thành thói quen", Gallagher nói. Thói quen này có thể lấy đi thời gian nghỉ ngơi của bạn.
Hơn thế nữa, liên tục tìm kiếm nguồn cấp dữ liệu có thể khiến bạn nghiện ngập, "ngâm mình" vào phương tiện truyền thông một cách quá đà, từ đó tạo ra những suy nghĩ lo lắng.
Lướt Instagram, Twitter, Facebook… ở mọi nơi, trên tàu điện ngầm đến nhà vệ sinh đang dần biến phương tiện truyền thông xã hội trở thành thói quen.
Thường xuyên bỏ tập thể dục
"Một giấc ngủ ngon, tập thể dục đều đặn và ăn những thức ăn lành mạnh không chỉ tốt cho sức khoẻ thể chất mà còn có những tác động tích cực đến sức khoẻ tinh thần của chúng ta", Pincus nói.
Nghiên cứu cho thấy ngủ ngon có thể giúp làm tăng tâm trạng và điều chỉnh cảm xúc. Tập thể dục thường xuyên cũng là cách tạo các hormone cảm giác tốt như serotonin và dopamine giúp giảm bớt sự lo lắng - Gallagher nói thêm. Chính vì vậy không nên bỏ tập thể dục mà hãy duy trì thói quen tốt này đều đặn.
Một giấc ngủ ngon, tập thể dục đều đặn và ăn những thức ăn lành mạnh không chỉ tốt cho sức khoẻ thể chất mà còn có những tác động tích cực đến sức khoẻ tinh thần.
Dành nhiều thời gian 1 mình
"Quan hệ xã hội vững chắc là rất quan trọng đối với sức khoẻ tinh thần, vì sự cô lập là một chủ đề chung mà những người bị lo lắng gặp phải", Gallagher nói. Nếu bạn đã quá đắm mình trong công việc, hãy dành thêm thời gian ở nhà, hoặc quan tâm đến những người thân, những thứ xung quanh bạn, những điều bạn yêu thích.
Gallagher nói: "Mọi người thường lo lắng về sự lo lắng. Nhưng hãy để nỗi lo lắng đó ra khỏi đầu. Chọn một vài giờ tình nguyện trong cộng đồng, lên lịch hẹn với một người bạn hoặc lấy cà phê nhâm nhi cùng đồng nghiệp… là những hành động nhỏ thôi nhưng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn".
Quan hệ xã hội vững chắc là rất quan trọng đối với sức khoẻ tinh thần.
(Nguồn: Pre)