Còn được gọi là huyết khối, cục máu đông là quá trình tập trung máu đến các vết thương hở và làm ngưng chảy máu. Việc này là một cơ chế cầm máu của cơ thể và giúp ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên nếu nó xảy ra trong các động mạch, máu sẽ không thể tuần hoàn đi khắp cơ thể do bị tắc nghẽn, dẫn đến hàng loạt vấn đề nghiêm trọng như lú lẫn, mất thị lực, khó nói và đột quỵ não.

Cục máu đông là "sát thủ" gây đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu: CDC chỉ ra 5 cách giúp bạn tự kiểm tra loại bệnh này tại nhà - Ảnh 1.

Bệnh cục máu đông thật sự rất nguy hiểm vì chúng chặn dòng chảy của mạch máu.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), phần lớn đối tượng dễ mắc cục máu đông đều là phụ nữ trong độ tuổi từ 18-48. Nếu không kịp thời phát hiện sớm, nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí đe dọa tính mạng.

Vậy nên, nếu có 5 dấu hiệu sớm mà CDC Hoa Kỳ cảnh báo như dưới đây, hãy nghĩ đến khả năng bạn có cục máu đông. Đừng quên, chúng rất dễ nhầm lẫn với bệnh vặt nên cần hết sức lưu ý:

- Đau đầu dữ đội không rõ lý do

- Khó thở, tim đập nhanh

- Sưng chân

- Có những đốm nhỏ màu đỏ trên da

- Đau lưng

Cụ thể như sau:

1. Đau đầu dữ dội không rõ lý do

Trong cuộc sống ai cũng có nhiều thứ để lo toan, từ công việc cho tới chuyện riêng tư… đều làm chúng ta stress và dễ bị đau đầu. Tuy nhiên theo một nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI), nếu có nguy cơ mắc cục máu đông, chứng đau đầu của bạn sẽ trở nên nặng trầm trọng, cảm giác như chỉ muốn "nổ tung ra" kèm theo căng thẳng mãn tính.

Cục máu đông là "sát thủ" gây đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu: CDC chỉ ra 5 cách giúp bạn tự kiểm tra loại bệnh này tại nhà - Ảnh 2.

Đau đầu dữ dội, dai dẳng thường có nguyên nhân từ bệnh cục máu đông.

Nếu tình trạng bắt đầu tệ hơn, người bệnh còn dễ bị choáng váng khi làm việc và ngất một cách đột ngột. Lúc này, bạn cần phải điều trị sớm kẻo đột quỵ và nhồi máu não tìm đến.

2. Khó thở, tim đập nhanh

Nếu trong phổi xuất hiện cục máu đông, nó không chỉ làm tắc nghẽn quá trình lưu thông máu mà còn chặn dòng oxy cung cấp cho phổi. Lúc này, khi lượng oxy giảm xuống mức thấp, tim bắt buộc phải đập nhanh hơn để cải thiện quá trình hô hấp. Hậu quả là bạn sẽ thấy khó thở, tim đập nhanh dù đang ngồi yên và không vận động gì nhiều.

Vì thế, nếu bạn thấy ngực lúc nào cũng khó chịu và thở gấp thì có nghĩa cơ thể đang gửi tín hiệu cảnh báo về bệnh cục máu đông, có một số người còn cảm thấy buồn nôn và chóng mặt. Hãy cẩn trọng và gọi cấp cứu ngay khi những triệu chứng này đột ngột xuất hiện.

3. Sưng chân

Theo CDC cho biết, sưng chân là dấu hiệu phổ biến nhất khi bạn mắc phải loại bệnh này. Cụ thể, nếu cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, nó sẽ chặn dòng chảy của mạch máu và ngăn cản các mô đào thải nước. Điều này gây tích tụ chất lỏng dư thừa trong người và làm chân sưng to lên.

Cục máu đông là "sát thủ" gây đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu: CDC chỉ ra 5 cách giúp bạn tự kiểm tra loại bệnh này tại nhà - Ảnh 3.

Sưng một bên chân là dấu hiệu sớm của bệnh cục máu đông.

Khi mắc cục máu đông thì bệnh nhân thường chỉ bị sưng một bên chân. Nếu quá trình sưng tấy diễn ra quá nhanh, chẳng hạn như chỉ sau một đêm, kèm theo cảm giác đau rát khó chịu thì phải đi khám sớm.

4. Có những đốm nhỏ màu đỏ trên da

Nếu cục máu đông hình thành do bạn bị vấp ngã, gây bầm tím thì không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, trong trường hợp trên da tự xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ thì cần cảnh giác cao độ, bởi theo các chuyên gia thì đây là một trong những tín hiệu cảnh báo bệnh cục máu đông.

Theo đó, khi lưu lượng máu ở tay chân trở lại tim bị giảm sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch, vô tình đẩy lượng máu đến các mô khác và gây ra hiện tượng viêm đỏ. Lúc này trên tay, chân bạn sẽ xuất hiện dày đặc những đốm hoặc vệt đỏ, khi sờ vào có cảm giác ấm hơn bình thường.

5. Đau lưng

Đau lưng thường do nhiều nguyên nhân, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu cục máu đông hình thành ở vùng xương chậu hoặc ở tĩnh mạch chủ dưới. Theo Đại học Tim mạch Mỹ, khoảng 2-4% người mắc bệnh này đều bị đau lưng nhưng lại nhầm sang mệt mỏi, khiến họ chủ quan không điều trị sớm nên bệnh càng nặng thêm.

Khi bị đau lưng dài ngày kèm theo những dấu hiệu trên, bạn cần phải tiến hành đi khám càng sớm càng tốt. Bằng không, máu sẽ không thể cung cấp đi khắp cơ thể và dẫn đến những căn bệnh mãn tính nghiêm trọng hơn.

Cục máu đông là "sát thủ" gây đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu: CDC chỉ ra 5 cách giúp bạn tự kiểm tra loại bệnh này tại nhà - Ảnh 4.

Làm thế nào để ngăn ngừa cục máu đông hình thành?

Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông trong mạch máu nếu thực hiện những việc đơn giản sau đây:

- Không đứng hoặc ngồi liên tục trong 1 giờ.

- Cố gắng không bị va đập tay, chân khi sinh hoạt.

- Ăn ít muối, không ăn đồ mặn.

- Uống đủ nước mỗi ngày để máu không bị đặc quánh lại.

- Mặc quần áo rộng rãi để quá trình lưu thông máu được thông thoáng hơn.

- Nếu phải tham gia những chuyến đi dài, bạn nên thay đổi tư thế ngồi và đứng liên tục.

- Không hút thuốc lá và duy trì cân nặng ổn định.

Theo Eatthis, Healthline