Theo đó, trong thời gian gần đây, trên các nền tảng MXH như Youtube và Facebook xuất hiện kênh TIMMY TV với những video, clip có nội dung và hình ảnh độc hại, mê tín, kinh dị và rùng rợn, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Do đó, Cục Trẻ em đề nghị Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) có biện pháp ngăn chặn, xóa, gỡ kênh và xử lý theo pháp luật để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Cục Trẻ em đề nghị xoa bỏ, gỡ kênh TIMMY TV vì những nội dung độc hại với trẻ em  - Ảnh 1.

Kênh TIMMY TV có gần 100.000 lượt đăng ký và hoạt động được vài năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Kênh đã đăng tải nhiều clip, video có nhiều hình ảnh và nội dung rùng rợn, kinh dị, không phù hợp với sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Thời gian gần đây, Cục Trẻ em cũng nhận được thông tin phản ánh kênh đã có nhiều hình ảnh, nội dung kinh dị, mê tín dị đoan không phù hợp với sự phát triển lành mạnh của trẻ em, thậm chí có thể khiến trẻ phát triển lệch lạc, thiếu kỹ năng sống từ những nội dung mà Kênh TIMMY TV đăng tải.

Cục Trẻ em đề nghị xoa bỏ, gỡ kênh TIMMY TV vì những nội dung độc hại với trẻ em  - Ảnh 2.

Những nội dung không phù hợp với trẻ em được chiếu trên Youtube của Kênh.

Trên cơ sở đó, Cục đã có công văn gửi Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông), Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) về việc đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn, gỡ, xóa bỏ kênh và xử lý theo quy định để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Cũng liên quan tới việc những nội dung độc hại, không phù hợp với trẻ em trên không gian mạng, vào hồi tháng 3/2021, cơ quan chức năng cũng đã tiến hành xử phạt kênh Youtube Thơ Nguyễn vì có dấu hiệu truyền bá mê tín dị đoan trong sản xuất nội dung trên mạng.

Thông tin từ Cục Trẻ em cho biết mỗi tháng bình quân cục này tiếp nhận 12.000 thông tin phản ảnh qua tổng đài bảo vệ trẻ em quốc gia 111, chủ yếu là những thông tin tố cáo về bạo lực, xâm hại trẻ em, tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em, chính sách luật pháp về trẻ em cho người dân, cho cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em...

Việc phụ huynh phản ảnh những kênh độc hại cho trẻ em tới tổng đài hiện chưa nhiều và chủ yếu cha mẹ mới gọi điện phản ảnh, bày tỏ quan điểm chứ chưa có những tố cáo mạnh mẽ với những bằng chứng chi tiết. Trường hợp kênh TIMMY TV vừa được người dân gọi báo tới Cục Trẻ em vừa qua là khá hiếm.

Các kênh này chủ yếu chạy theo trào lưu nhảm nhí, thậm chí phản cảm, câu view, câu like bất chấp để kiếm tiền. Việc các em tò mò xem các clip này mà chưa phân biệt được đúng sai dẫn đến suy nghĩ lệch lạc, lệch chuẩn, đôi khi bắt chước theo rất nguy hiểm.

Thực tế đã có những trường hợp trẻ em bắt chước theo các kênh YouTube làm những việc dại dột dẫn đến hậu quả đau lòng, như có trẻ ở TP.HCM đã thiệt mạng khi học theo trò thắt cổ trên YouTube hồi cuối năm 2020, nhiều trường hợp tự hành hạ bản thân hay trốn trong tủ, trong máy giặt học theo mạng.

Để bảo vệ trẻ trên mạng xã hội hiệu quả hơn, bà Linh cho rằng việc yêu cầu gỡ bỏ những kênh xấu, độc không nên chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng bởi họ làm không thể xuể.

Chính những người dùng Internet, mạng xã hội, bao gồm cả trẻ em cần ý thức và phân biệt các kênh không nên xem để có thể báo cáo các kênh này, yêu cầu gỡ bỏ các tài liệu không phù hợp và phản ảnh lại với các cơ quan chức năng.

Theo Tuổi trẻ

(Tổng hợp)

Cục Trẻ em đề nghị xóa bỏ, gỡ kênh TIMMY TV vì những nội dung độc hại với trẻ em  - Ảnh 3.