Thật tệ khi tự hỏi tất cả tiền của bạn đã đi đâu vào cuối tháng. Thậm chí tệ hơn là tự hỏi làm thế nào tất cả tiền của bạn đã biến mất khi còn một tuần nữa là đến ngày lĩnh lương. Nếu đã cộng biên lai thì bạn có thể sẽ kinh ngạc vì số tiền mình chi tiêu cho thực phẩm, quần áo và các hoạt động khác.

Ngân sách được thiết kế để giúp bạn nắm bắt được số tiền mình có hàng tháng và số tiền bạn tiêu. Nhưng không chỉ có một cách đơn giản để lập ngân sách, các kiểu ngân sách khác nhau đáng kể.

Kiểu ngân sách nào phù hợp với bạn sẽ phụ thuộc vào mục tiêu mỗi người và cách người đó muốn theo dõi tài chính của mình.

Vì vậy, hãy chia nhỏ một số phương pháp lập ngân sách phổ biến, bạn có thể chọn một phương pháp phù hợp với mình.

Phương pháp lập ngân sách số 1: phương pháp 50/30/20

Bạn có biết mình phù hợp với phương thức lập ngân sách nào không? - Ảnh 1.

Phương pháp 50/30/20 rất có ích trong việc bạn vừa muốn chi tiêu cho những thứ mình thích lại muốn tiết kiệm được một khoản hàng tháng. Ảnh minh hoạ

Bạn đã bao giờ tự hỏi mình nên chi bao nhiêu cho những thứ cần thiết thay vì những thứ bạn muốn? Bạn có tự hỏi phần nào trong tiền lương của mình sẽ giúp cải thiện tương lai tài chính của bạn không? Phương pháp 50/30/20 có thể phù hợp với bạn.

Cách lập ngân sách theo phương pháp 50/30/20 khá đơn giản. Bạn chi 50% thu nhập cho việc trang trải những thứ cần thiết. 30% dành cho việc mua những thứ bạn thực sự thích. Và 20% còn lại dành cho việc tiết kiệm hoặc đầu tư.

Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 10 triệu, bạn dành ra 5 triệu cho những thứ cần thiết như tiền thuê nhà, điện, nước, ăn uống. 3 triệu bạn dành cho những thứ bạn thích như mua sắm, tham gia vào một số khoá học. Còn lại 2 triệu bạn có thể cho vào sổ tiết kiệm của mình.

Với phương pháp 50/30/20, bạn không cần phải xác định số tiền bạn sẽ chi tiêu trong các danh mục riêng lẻ. Ví dụ: bạn không cần đặt giới hạn chi tiêu cho cửa hàng tạp hóa hoặc giới hạn số tiền bạn chi tiêu vào các buổi hẹn hò miễn là chi tiêu của bạn vẫn nằm trong khung tỷ lệ phần trăm đã thiết lập.

Phương pháp lập ngân sách số 2: Chỉ chi những thứ thật cần thiết

Bạn có biết mình phù hợp với phương thức lập ngân sách nào không? - Ảnh 2.

Việc bám sát theo kế hoạch chỉ tiêu những thứ cần thiết và tiết kiệm chỗ còn lại có thể sẽ khiến bạn mất đi cảm giác vui vẻ mỗi lần nhận lương nhưng sẽ giúp bạn giải quyết được khoản nợ còn tồn đọng một cách nhanh nhất. Ảnh minh hoạ

Đôi khi, bạn chỉ cần cắt giảm tất cả niềm vui từ ngân sách của bạn và tập trung vào những điều quan trọng. Đó không phải là sự thiếu thốn mà đó là kỷ luật.

Phương pháp lập ngân sách này khá dễ hiểu. Với ngân sách hạn hẹp, bạn chỉ trang trải những chi phí thực sự cần thiết. Bất cứ thứ gì còn sót lại, bạn tiết kiệm.

Ngân sách của bạn có thể trông giống như sau: thu nhập của bạn là 10 triệu, bạn chi tiêu 5 triệu cho những gì thật cần thiết như tiền thuê nhà, điện, nước. 2 triệu cho tiền ăn uống, sinh hoạt và chỗ còn lại, bạn tiết kiệm.

Phương pháp đơn giản rất hữu ích cho những nhà ngân sách thực sự đang tìm cách tăng số lượng lớn tiền tiết kiệm của họ, hoặc có thể tích cực trả nợ. Một 9x đã mua được biệt thự liền kề tại Vinhome với phương pháp này.

Phương pháp lập ngân sách số 3: Giải pháp 60%

Bạn có biết mình phù hợp với phương thức lập ngân sách nào không? - Ảnh 3.

Áp dụng phương pháp 60% cũng tương tự như phương pháp 50/30/20 khi vừa giúp bạn có ngân sách cho những thứ thật cần thiết mà vẫn có tiền cho những thứ bạn thích. Ảnh minh hoạ

Thật thông minh khi ưu tiên những thứ cần thiết. Nhưng còn những khoản chi không quan trọng nhưng chúng ta cho là rất quan trọng đối với cuộc sống của mình thì sao? Giải pháp 60% mang lại giá trị cho loại chi tiêu đó.

Phương pháp lập ngân sách này tương tự như phương pháp 50/30/20. Với giải pháp 60%, bạn đang lập ngân sách 60% thu nhập của mình cho các chi phí bắt buộc. Điều đó bao gồm chi tiêu thiết yếu cộng với những chi phí quan trọng nhất đối với bạn, chẳng hạn như hoạt động của con bạn, khoá học tiếng Trung bạn đang tham gia, hội phí cho một tổ chức chuyên nghiệp hoặc các chuyến bay hàng tháng để thăm những người thân yêu.

Đối với 40% thu nhập khác của bạn? Bạn có thể dành số tiền đó để tiết kiệm hoặc sử dụng một số tiền để chi tiêu tùy ý. Richard Jenkins, chuyên gia tài chính đã đưa ra giải pháp 60%, chia 40% của mình thành 4 khoản: tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm dài hạn, tiết kiệm ngắn hạn và tiền "vui vẻ".