Dù ở hoàn cảnh hay địa vị xã hội nào, cuộc sống của con người cũng đều xoay quanh hai trạng thái làm việc và nghỉ ngơi. Nhưng với phần lớn chúng ta, dòng chảy công việc và đời sống dường như luôn có sự xung đột, khiến cán cân này thường lệch về trạng thái "mất cân bằng". Để từ đó, mỗi người, mỗi lứa tuổi, mỗi giai đoạn lại có cho mình 1 khái niệm về định nghĩa của sự cân bằng trong cuộc sống.
Ở thời đại mới, khi ai ai cũng nói về cân bằng như một "thái độ sống mới" thì có lẽ sẽ là vô cùng đáng tiếc nếu ta chỉ lặp đi lặp lại các khái niệm ấy như một biểu hiện cho sự hiểu biết của bản thân, mà không đi đến tận cùng để tìm hiểu và trải nghiệm.
Cân bằng trong cuộc sống là một khái niệm muôn hình vạn trạng. Mỗi người đều có một định nghĩa cho riêng mình. Thậm chí, cùng 1 người vào những độ tuổi, giai đoạn cuộc đời khác nhau, định nghĩa về cuộc sống cân bằng của họ cũng khác nhau. Đó chính là tính biến thiên, linh hoạt của sự cân bằng – một khái niệm tưởng chừng như ổn định và bất biến.
Đơn cử, Trương Trung Anh (28 tuổi, một người trẻ độc thân ở Hà Nội) vừa mới nghỉ làm ở một doanh nghiệp có tiếng trong ngành truyền thông dưới vai trò Trưởng phòng Marketing. Lý do nghỉ việc của Trung Anh không phải vì năng lực không đủ để tiếp tục đáp ứng nhu cầu công việc mà chỉ đơn giản là Trung Anh không tìm được niềm vui mỗi khi đi làm. Làm việc liên tục với cường độ cao khiến Trung Anh luôn cảm thấy mệt nhoài và kiệt sức vì 3 năm gắn bó nhưng chưa có 1 ngày ăn cơm đúng bữa, nghỉ ngơi đúng giờ và thậm chí còn phải làm việc xuyên suốt 365 ngày.
Trung Anh cho rằng: "Cân bằng là khi mình duy trì được trạng thái ổn định giữa công việc và thời gian dành riêng cho bản thân như giải trí, chăm sóc sức khỏe, mở rộng các mối quan hệ xã hội, trải nghiệm những điều mới mẻ,… Hay còn được gọi là "work-life balance" theo ngôn ngữ người trẻ hiện nay".
Nhưng với Nguyễn Quỳnh Hương (33 tuổi, đã kết hôn, đang sống ở TP. HCM), khái niệm về sự cân bằng lại rất khác.
"Có thể chăm sóc tốt cho con cái, vun vén cho hạnh phúc gia đình, đồng thời phát triển được sự nghiệp riêng - đó mới chính là sự cân bằng mà mình luôn tìm kiếm trong cuộc sống", Quỳnh Hương tâm sự về lý do chỉ ngủ tối đa 5 tiếng/ngày trong suốt 4 năm kể từ khi lập gia đình. Và dù quản lý 1 doanh nghiệp nghiệp riêng nhưng ngày nào cũng luôn tự tay chuẩn bị cơm trưa cho 2 vợ chồng, dành ít nhất 30 phút để chơi cùng con.
Có lẽ, cân bằng cuộc sống và công việc không chỉ là một thử thách riêng của thế hệ trẻ mà còn là cả những thế hệ trước đây đã và đang trong quá trình lao động như bác Huỳnh Minh Châu (65 tuổi, một người cao tuổi, đã về hưu, hiện đang sinh sống tại Đà Nẵng) - người đang nỗ lực phân bổ thời gian mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, tham gia các hoạt động cộng đồng và vui vầy bên con cháu.
"Ngày trẻ, với bác, công việc chính là trọng tâm cân bằng cuộc sống. Sau khi đã đi qua quá nửa cuộc đời, sự cân bằng giờ đây được chia làm "3 chân trụ": Sức khỏe tốt, có thời gian bên con cháu và được tham gia các hoạt động xã hội để cuộc sống thêm ý nghĩa, thú vị".
Có thể thấy, dưới cùng 1 "lớp áo" nhưng cuộc sống cân bằng lại mang nhiều hình hài khác nhau. Đặc biệt hơn, không có khái niệm nào sai, cũng không có khái niệm nào hoàn toàn đúng với tất cả mọi người. Một lối sống khiến bản thân cảm thấy hài lòng, thỏa mãn và vui vẻ tận hưởng - đó chính là sống cân bằng trọn vẹn đúng nghĩa.
Dù không có một công thức đúng áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng vẫn có những "nhân tử chung" giúp con người ta dễ dàng đạt được trạng thái cân bằng trong cuộc sống.
Về cơ bản, cuộc sống được "thiết kế" để mọi thứ có thể cân bằng trong sự nghỉ ngơi và làm việc. Nhưng phần lớn con người đều không nhận ra sự "thiết kế hoàn hảo" đó. Nhiều người tự tái thiết lại nhưng theo hướng cực đoan, làm việc như một mục tiêu sống, từ đó gây ra tình trạng mất cân bằng mạnh.
Fami hướng đến đồng hành cùng người dùng làm mới bản thân, "cân cuộc sống bằng Fami" ở 5 yếu tố: Cân bằng dinh dưỡng giữa đạm thực vật và đạm động vật; cân bằng cảm xúc; cân bằng thời gian; cân bằng trong vận động, thể dục thể thao; và cân bằng môi trường sống bền vững.
Hiện thực hóa vai trò "bạn đồng hành", Fami đã tự nâng cấp chính mình khi mang 100% đạm thực vật chất lượng cao từ 100% đậu nành hạt chọn lọc trong từng sản phẩm.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia: "Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là một trong những nguồn cung cấp đạm thực vật, chất xơ cần thiết để góp phần duy trì, bảo vệ, phát triển cơ thể".
Thế nên, Fami chính là giải pháp bổ sung đạm thực vật tự nhiên giúp người dùng cân bằng dinh dưỡng, từ đó nâng cao sức khỏe, từng bước đạt được trạng thái cân bằng trong cuộc sống.
Với hộp nhỏ tiện lợi, sử dụng Fami giúp người dùng tối ưu quỹ thời gian, nhờ đó có thêm thời gian chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình. Sử dụng sản phẩm 100% đạm thực vật như Fami còn là lựa chọn phù hợp xu thế tiêu dùng thực phẩm xanh, có nguồn gốc từ thực vật đang được ưa chuộng trên toàn thế giới, cả về khía cạnh cân bằng dinh dưỡng và đóng góp xây dựng môi trường sống bền vững.
Bên cạnh nâng cấp chất lượng sản phẩm, gần đây Fami ra mắt thị trường với một phiên bản hoàn toàn mới từ logo đến bao bì sản phẩm, các dòng sản phẩm Fami cùng khoác lên mình một hình ảnh chủ đạo mang phong cách tự nhiên, thiên nhiên, hiện đại, tiếp nối sứ mệnh tạo cảm hứng tích cực cho việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc gia đình.
Sự đổi mới toàn diện về hình ảnh và chất lượng sản phẩm cũng chính là lời cam kết luôn thấu hiểu, đồng hành cùng người dùng của Fami trong hành trình cân bằng cuộc sống, đồng thời thể hiện tầm nhìn trở thành nhãn hàng tiên phong dẫn dắt xu hướng dinh dưỡng thực vật tại Việt Nam.
Theo Tổ Quốc