Những chuyến ô tô tải nối dài nhau chở theo hàng chục tấn cá vàng từ khắp các tỉnh như Phú Thọ, Nam Định, Hải Dương,… để phục vụ người dân mua về làm lễ.

23 tháng Chạp, ông Công ông Táo, Tết Nguyên đán

Hàng tấn cá chép vàng, đỏ từ các tỉnh đổ về Hà Nội dịp 23 tháng Chạp. Ảnh: Trần Thường

Theo ghi nhận tại chợ, giá đổ buôn chênh lên khoảng 30% so với giá mua từ các xe chở đến. Giá cả tùy theo loại cá đẹp và bình thường. Cá chép vàng loại nhỏ bán lẻ từ 10.000 - 25.000 đồng/con, bán buôn giá 100.000 - 150.000 đồng/kg, cá ngũ sắc 10.000 - 15.000 đồng/con.

Bác Nguyễn Nhân, một tiểu thương đã bán cá 10 năm ở chợ cá Yên Sở cho biết: “Người dân mua cá chép vàng nhiều nhất vào ngày 21 và 22 tháng Chạp. Mới từ sáng tôi bán được gần một tạ cá chép vàng, ngày mai tôi tin chắc còn bán được nhiều hơn”.

Ước tính trong một tuần cận Tết ông Công, ông Táo, mỗi ngày chợ bán được từ 2 đến 3 tấn cá vàng.

23 tháng Chạp, ông Công ông Táo, Tết Nguyên đán

23 tháng Chạp, ông Công ông Táo, Tết Nguyên đán

Giá cá chép năm nay không biến động nhiều dù trời lạnh gia. Ảnh: Trần Thường

Dù thời tiết trong những ngày vừa qua rất lạnh nhưng giá cá chép năm nay không tăng hơn so với năm ngoái do loại cá này không chịu ảnh hưởng nhiều của nhiệt độ.

Một thương buôn cho biết thêm, đa số người dân khi mua cá chép vàng về cúng đều muốn chọn được con cá đẹp và khỏe nên phải phân loại to nhỏ khác nhau phù hợp với mức giá bán.

Một khách mua cá chia sẻ: "Cá cúng ông Công, ông Táo phải là cá chép ta, màu nhạt hơn những con cá chép lai với cá diếc. Loại cá này được nhiều người ưa chuộng nhất”.

Đầu ra đắt hàng là vậy nên tại làng nghề nuôi cá chép vàng Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) cũng trở nên đặc biệt nhộn nhịp.

23 tháng Chạp, ông Công ông Táo, Tết Nguyên đán

Trung bình mỗi hộ trong làng Thủy Trầm có một sào ao nuôi cá. Và để mỗi ao nuôi được vụ cá lớn vừa phải, đều và đẹp thì chỉ thả nuôi khoảng 5000 con cá giống trên một sào. Ảnh: Lê Linh

Giống cá chép đỏ làng nghề Thủy Trầm mang những đặc điểm nổi trội mà không vùng nào có: Cá màu đỏ rực đặc trưng, mắt đen, không bị chấm đốm.

Vốn là giống cá Nhật Bản khỏe mạnh, sau được người dân thuần làm cá giống, nên cá chép đỏ Thủy Trầm chịu được thời tiết khắc nghiệt.

23 tháng Chạp, ông Công ông Táo, Tết Nguyên đán

Cá chép đỏ làng Thủy Trầm được thả nuôi từ tháng 6 âm lịch cùng các loại giống cá thường khác. Và bắt đầu thu hoạch từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 12 âm lịch. Ảnh: Lê Linh

23 tháng Chạp, ông Công ông Táo, Tết Nguyên đán
Cá phải được thu hoạch trước 2 đến 4 ngày để đưa vào bể ép xi măng. Bác Hà Công Mạnh, một người dân nuôi cá chép đỏ lâu năm trong làng giải thích, sở dĩ phải đưa cá vào bể ép sục oxi để cá làm quen với môi trường chật hẹp khi vận chuyển, hơn nữa cá bị bỏ đói sẽ thải hết chất thải, khi vận chuyển đường dài, độ xóc lớn, cá mới không bị ngạt, vỡ bụng. Ảnh: Lê Linh

23 tháng Chạp, ông Công ông Táo, Tết Nguyên đán
Anh Trần Văn Trí, một hộ thu mua cá chép khá lớn của làng nghề cho hay, năm nay nhà anh thu mua của gần 20 hộ, với tổng số cá lên tới 2,5 tấn.Trừ thuê nhân công, thức ăn cho cá, ước tính thu lãi gần 100 triệu đồng/ vụ. Các khách buôn của anh chủ yếu ở 6 tỉnh phía Bắc. Ảnh: Lê Linh

23 tháng Chạp, ông Công ông Táo, Tết Nguyên đán
Cá chép Thủy Trầm theo chân các thương lái về Hà Nội. Ảnh: Lê Linh