Vì biết ngày Rằm tháng 7 là một trong những dịp lễ Tết quan trọng của người Việt. Đây là ngày lễ để con cháu tri ân, báo hiếu với tổ tiên, cha mẹ với mục đích giáo dục con người về lòng biết hơn, hiếu thảo với đấng sinh thành.

Thế nên các hộ gia đình ngõ 2 Hà Trì 1, phường Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội bàn bạc nhau qua nhóm chát chung về việc mua sắm và cúng Rằm tháng 7 chung.

Cúng Rằm tháng 7 sớm ngày giãn cách xã hội: 1 nhà đi chợ sắm hộ 3 nhà, chi phí hết 120k/mâm cỗ chay vừa tiết kiệm vừa đầm ấm ngày dịch - Ảnh 1.

Các gia đình cúng Rằm tháng Bảy bằng cách chia nhau mua thực phẩm, làm chung mâm cỗ chay.

Sau khi các gia đình thống nhất với phương án này, cả nhóm sẽ phân công 1 nhà đi chợ cho 3 nhà để mua sắm chút vàng mã, tiền vàng và thực phẩm cúng Rằm tháng 7.

Chị Phương ở ngõ 2, Hà Trì chia sẻ: "Khi thống nhất xong công đoạn trên thì mọi gia đình bàn nhau cúng Rằm tháng 7 vào cùng 1 ngày. Mọi người đều làm Rằm vào ngày cuối tuần 8/7 âm lịch vừa rồi để mọi người đi chợ mua đồ sớm cho chợ ít đông đúc và ở nhà có thời gian chuẩn bị sửa soạn. Theo đó, mỗi nhà được phân công làm 1-2 món chay nhằm góp vào tạo nên mâm cơm cúng Vu Lan đầy đặn nhất".

Cụ thể, ngay từ sáng thứ 7, một hộ gia đình trong xóm sẽ cầm phiếu đi chợ mua danh sách thực phẩm để nấu món chay, một ít vàng mã, hoa tươi và bánh kẹo. Thực phẩm chủ yếu là rau củ quả, nấm, một số gia vị nên giá thành rất rẻ. Sau đó, về chia thực phẩm cho mỗi nhà mang về bếp nhà mình làm. Khi làm xong thì dồn vào gửi ở một nhà để sắp cho các gia đình.

Cúng Rằm tháng 7 sớm ngày giãn cách xã hội: 1 nhà đi chợ sắm hộ 3 nhà, chung nhau làm mâm cỗ chay vừa tiết kiệm đầm ấm ngày dịch - Ảnh 2.

Mua giúp nhau đồ mã mùa Vu Lan.

"Mâm cỗ chay của xóm mình có 8 món. Mỗi nhà làm 1-2 món xong sẽ gộp vào sắp cỗ. Sau khi bày các mâm cỗ và gọi call video mỗi nhà đeo khẩu trang, khử khuẩn sang bê cỗ về giữ khoảng cách đúng 2m để phòng dịch. Cúng Rằm tháng 7 xong thì hạ mâm xuống nhà ai ăn ở nhà đó và tự đốt vàng mã nhà đó", chị Phương kể.

Người phụ nữ này cho biết, các bà nội trợ trong xóm tuy không được khéo tay nhưng đã lên mạng tham khảo cách làm các món chay để tập tành tự làm mà nhất định không đặt mâm cỗ ở ngoài về cúng. Điều này vừa giúp tiết kiệm tối đa tiền nấu cỗ cúng Vu Lan mùa dịch.

Cúng Rằm tháng 7 khi giãn cách xã hội: 1 nhà đi chợ sắm hộ 3 nhà, chi phí hết 120k/mâm cỗ chay vừa tiết kiệm vừa đầm ấm ngày dịch - Ảnh 3.

"Trung bình 1 mâm cỗ chay các bà nội trợ trong xóm mình tự làm chỉ mất khoảng 120 ngàn đồng/mâm. Nếu đặt mâm cỗ chay trên mạng cúng Vu Lan dù có khoảng 7-8 món như này cũng ít nhất mất 400-500 ngàn đồng rồi mà ăn chưa chắc đã đảm bảo vệ sinh thực phẩm và thơm ngon như mâm cỗ chay nhà làm.

Hơn nữa năm nay dịch như này, việc đặt mâm cỗ chay đôi khi còn khó vì nhiều nơi không dám nhận làm cỗ hay ship cỗ thời điểm này do lo ngại không đảm bảo đúng giờ giấc theo yêu cầu của khách. Chưa kể họ sợ bị quay đầu, không qua được chốt kiểm tra", chị Phương chia sẻ.

Cúng Rằm tháng 7 sớm ngày giãn cách xã hội: 1 nhà đi chợ sắm hộ 3 nhà, chung nhau làm mâm cỗ chay vừa tiết kiệm đầm ấm ngày dịch - Ảnh 3.

Nhà ai cũng có mâm cơm đậm tình làng nghĩa xóm ngày giãn cách cúng Vu Lan.

Việc cả xóm cùng chung tay làm các món trong mâm cỗ chay cúng Vu Lan vừa thể hiện tinh thần gắn bó đoàn kết giúp nhau vượt qua những ngày giãn cách vừa giúp không sát sinh ngày Rằm tháng 7 cho mùa Vu Lan các gia đình ngõ này thêm đầm ấm, an bình.

"Mỗi nhà nấu nướng 1 món góp vào mâm cỗ chay cúng Rằm nên nhà ai cũng vui lắm bởi vừa tự tay làm cỗ vừa thể hiện tài nấu nướng vừa có cái để khoe lên facebook. Chưa kể trong khi giá cả thực phẩm leo thang do giãn cách xã hội nhưng mọi gia đình ngõ mình vẫn chuẩn bị được mâm cúng đầy đủ lại tiết kiệm hơn hẳn năm ngoái.

Nói chung năm nay lễ cúng Rằm tháng 7 bớt lễ nghi hơn hẳn do giãn cách, nhà có gì cúng nấy, không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người", chị Phương nói thêm.

Ảnh: NVCC