Phàm là dân văn phòng, chắc hẳn ai cũng ít nhất một lần nếm trải những xúc cảm đớn đau đến từ sự thất bại. Chẳng ai có thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo trong lần đầu tiên, cho nên sự thất bại là một yếu tố vô cùng hiển nhiên.
Chúng ta vẫn thường được nghe, "thất bại là mẹ thành công". Bấy nhiêu đó đủ để thấy, để đạt đến thành công, chúng ta cần thất bại như thế nào. Tuy nhiên, sẽ là vô ích nếu chúng ta không biết cách thất bại và thất bại một cách bị động.
Bởi lẽ, đằng sau thất bại là những bài học, những kinh nghiệm để chúng ta trưởng thành hơn mỗi ngày. Và để có thể đứng lên sau những thất bại, chúng ta cần lắm thứ được gọi là bản lĩnh. 'Thất bại' không thể làm mẹ 'thành công' nếu không có người bố 'bản lĩnh'.
Câu chuyện đi lên từ sự thất bại của huyền thoại Ben Horowitz chắc chắn sẽ là minh chứng rõ nét nhất, truyền thêm cảm hứng và niềm tin để anh chị em văn phòng vượt qua những khó khăn, thất bại trong công việc.
Ben Horowitz được sinh ra tại London vào năm 1966, không lâu sau thì gia đình ông chuyển đến Berkeley, California sinh sống. Đến năm 1990, Ben 24 tuổi đã lấy bằng Cử nhân Khoa học Máy tính của Đại học Colombia và bằng Thạc sĩ Khoa học Máy tính từ UCLA trước khi chuyển đến Thung lũng Silicon.
Công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp của ông là làm kỹ sư tại Silicon Graphics, nhưng chỉ bốn năm sau, ông đã gia nhập sang Marc Andreessen với tư cách là một trong những người quản lý sản phẩm đầu tiên của Netscape.
Sau đó, ông nhanh chóng vươn lên vị trí Phó chủ tịch và Tổng giám đốc, Horowitz đã tạo ra doanh thu hơn 100 triệu đô la vào thời điểm Netscape được AOL mua lại (1998), giúp ông trở thành Phó chủ tịch của Bộ phận eCommerce (thương mại điện tử) của họ.
Nhưng rồi một năm sau, ông đã quyết định rẽ sang một nhánh khác khi cùng với Marc Andreessen và hai người khác (Tim Howes và In Sik Rhee) đồng sáng lập ra Loudcloud – nhà cung cấp dịch vụ được quản lý mà ngày nay chúng ta gọi nó là nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Loudcloud khi ấy đã thu hút được một số vị khách béo bở như Nike, Ford Motor Company và Quân đội Hoa Kỳ…
Nhưng đó không phải là một chuyến đi dễ dàng, Horowitz đã phải nếm trải những nỗi đau trên đoạn đường đầy chông gai ấy khi lĩnh vực công nghệ đang vật lộn với sự sụp đổ từ vụ "dot-com crash" năm 2000 và khách hàng của Loudcloud lần lượt bị phá sản. Chỉ sau ba năm Loudcloud được thành lập, Horowitz đã đưa ra quyết định vô cùng khó khăn nhưng ông cho là tốt nhất trong thời điểm hiện tại là chuyển trọng tâm kinh doanh của mình, bắt đầu bằng việc bán dịch vụ quản lý cốt lõi của Loudcloud cho Electronic Data Systems với giá 63,5 triệu đô la.
Và rồi sau đó chuyện gì đã xảy ra tiếp? Thay vì chấm dứt tất cả trên mặt trận khởi nghiệp, Horowitz đã chuyển đổi những gì còn lại của Loudcloud thành Opsware – một nhà cung cấp phần mềm trung tâm dữ liệu tự động hóa.
Ông đã xoay xở để điều khiển công ty Opsware của mình vượt qua rất nhiều trở ngại và tiếp tục bán nó cho Hewlett-Packard chỉ 5 năm sau đó với số tiền 1,65 tỷ đô la. Quyết định dũng cảm của ông ấy để thay đổi cuối cùng đã được đền đáp.
Sau đó, ông và Marc Andreessen đã tự tạo ra cơ hội tiếp theo bằng cách cùng nhau nghĩ ra ý tưởng cho Andreessen Horowitz – một công ty đầu tư vốn với mục tiêu đầu tư và tư vấn cho cả những công ty khởi nghiệp trẻ và cả những công ty công nghệ cao cũng như chia sẻ những gì Horowitz đã học được trên hành trình lập nghiệp của mình.
Kể từ đó, Horowitz đã thu hút được một đội ngũ công ty hùng hậu như Facebook, Twitter, Pinterest, AirBnB, Groupon, Instagram và Skype. Điều ấn tượng hơn nữa là số tiền mà Horowitz kiếm được từ việc đầu tư vào một số công ty công nghệ lớn nhất thế kỷ 21 không phải để ông bỏ túi cho riêng mình mà để ông cùng với Andreessen cam kết quyên góp ít nhất một nửa số tài sản cho đầu tư vốn từ thiện.
Ben Horowitz không tự nhiên mà trở thành một nhà đầu tư, CEO tài năng và giàu có. Có thể thấy, cuộc đời ông trải qua vô vàn những khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, sau mỗi lần vấp ngã là một lần đứng lên, mạnh mẽ và mãnh liệt hơn trước. Để làm được điều này, bản lĩnh là nhân tố nòng cốt.
Đối với dân văn phòng cũng thế, sau mỗi lần thất bại, chúng ta có quyền gục ngã và có quyền chôn chân tại chỗ. Nhưng cuộc đời rộng dài, chúng ta chẳng thể sống mãi trong những sai lầm và thất bại của quá khứ. Đứng lên và trưởng thành mạnh mẽ sau thất bại là minh chứng sắc nét nhất cho bản lĩnh của mỗi cá nhân.
Chúng tôi đứng về phía Văn Mai Hương.
Phụ nữ phải được tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn dù ở bất cứ đâu. Phát tán những hình ảnh riêng tư và nhạy cảm của phụ nữ, dù bất cứ lý do gì đều không được chấp nhận. Chúng ta hãy cùng đứng về phía Văn Mai Hương và chung tay bảo vệ phụ nữ, vì một xã hội văn minh hơn.