Hầu hết mọi người nghĩ rằng trí tuệ cảm xúc cao có nghĩa là tính cách tốt, có khả năng ăn giao tiếp và xử lý tốt các mối quan hệ trong cuộc sống. Thế nhưng nó chỉ là bề nổi của vấn đề.

01

Trong 1 khu tập thể nọ có 3 người đàn ông chơi thân với nhau. An là giáo viên năm nay đã 45 tuổi. Sở thích của anh là uống trà, chơi cờ và hóng chuyện của cả khu tập thể để dạy đời những người trẻ.

Khang là kĩ sư phần mềm, 39 tuổi, đã có 1 vợ và 3 con. Khác với An, anh này được mệnh danh là ông chồng quốc dân của khu tập thể. Mặc kệ ai nói anh đội vợ lên đầu, làm ô sin, mất mặt đàn ông, anh sẵn sàng bỏ qua mọi cuộc vui để dọn nhà, chăm con đỡ vợ.

Đức là shipper, 32 tuổi, em út trong nhóm và chưa lập gia đình.

Đầu năm, khi cả 3 đã xa cách sau thời gian về quê ăn Tết nay họ mới có dịp ngồi tụ họp cùng nhau. Cuộc nói chuyện giữa 3 người đàn ông thật thú vị.

Cuộc nói chuyện đầu năm của 3 người đàn ông và màn "mục sở thị" cái gọi là trí tuệ cảm xúc của người chồng trong hôn nhân - Ảnh 1.

Tranh minh họa

An than thở: “Anh truyền dạy cho bao nhiêu người mà mỗi con vợ ở nhà là anh không dạy được. Có mấy ngày Tết nó cũng không để cho mình thoải mái tí”.

Đức cười to: “Ai bảo anh đâm đầu vào cái gông ấy làm gì. Nhìn em đây này, có phải sướng không. Tết về ông bà giục cưới em bảo em cưới chồng nhé thế là không dám hỏi nữa luôn”.

2 người đàn ông lại hướng mắt sang Khang – ông chồng có tinh thần thép. Kì lạ là mỗi lần tụ họp, chỉ mình anh ta không bị vợ gọi về, không cần nói dối cũng không tâm sự hay than thở gì như 2 ông còn lại.

Đức hỏi Khang: “Chỉ mỗi anh là khiến em còn muốn lấy vợ 1 tí. Sao nhà anh bình yên thế? Cả năm bà nội cũng phải ở đây đến 9 tháng ấy nhỉ, thế mà không thấy mẹ chồng con dâu cãi nhau bao giờ”.

Khang cười đắc ý chỉ tay vào đầu mình: “Tất cả là nhờ cái này, người ta gọi là trí tuệ cảm xúc đấy các ông ạ”.

Cả nhóm phá lên cười, chả ai nghĩ nhiều đến câu nói của Khang cho tới 1 hôm…

02

Khang mời 2 ông bạn sang nhà ăn cơm họ mới được biết thế nào là trí tuệ cảm xúc mà Khang nói.

Trong bếp, Khang ngơ ngác hỏi vợ: “Ơ sao em lại cho hành vào trước?”. Vợ anh giải thích lý do nghe rất nực cười nhưng anh vẫn đáp: “Sáng tạo nhỉ, có vẻ ngon đấy”. An chợt nhớ lại những lần cãi nhau ỏm tỏi với vợ trong bếp chỉ vì cô ấy thích nấu theo ý mình. Khang nháy mắt với 2 ông bạn: “Lý luận với vợ là sự can thiệp thô lỗ, hãy để cô ấy thử cảm giác đổi mới và tự cảm nhận kể cả thành công hay thất bại”.

Mải vội con cái nên vợ Khang để rổ rau sống cập kênh làm đổ hết ra đất. Cô vội vã ra nhặt thì anh cười xòa: “Không sao, tráng lại xong tí chần nước sôi ăn cho đảm bảo”.

Anh lại dạy cho 2 ông bạn: “Đừng đổ lỗi, đừng cáu gắt hay hơn thua với vợ khi cô ấy sơ suất”.

Cuộc nói chuyện đầu năm của 3 người đàn ông và màn "mục sở thị" cái gọi là trí tuệ cảm xúc của người chồng trong hôn nhân - Ảnh 2.

Tranh minh họa

Khang sai con chạy sang hàng xóm gọi bà nội về ăn cơm. Không rõ ở nhà có chuyện gì mà mẹ chồng nàng dâu nhìn nhau không được vui. 2 ông bạn cũng nhận thấy điều ấy nên cố trò chuyện khuấy động không khí.

Khang mở lời: “Vợ con định tuần sau cả nhà đi du xuân gần Hà Nội. Mẹ có bận gì không ạ, mấy cái này con cũng chịu chỉ có vợ con lên lịch tính toán mới ngon rẻ được”.

Nói xong anh gắp vào bát vợ miếng cánh gà: “Nhất con dâu nhé, nãy đói anh định ăn trước mà mẹ bắt để phần em”.

Khang lại “phổ cập” thêm 1 kiến thức: Vợ không sai, mẹ lại càng không sai, nhưng nếu chồng ở giữa không khéo léo giải quyết được mâu thuẫn thì anh ta chính là người sai.

2 ông bạn, hơn kém tuổi Khang đều có nhưng về khoản trí tuệ cảm xúc trong hôn nhân này thì thua anh cả chục bậc.

03

Những cái gọi là chân lý đó có thể là sự nhận ra ngay lập tức của một nhà thông thái hoặc là kết quả của kinh nghiệm. Chúng có thể phù hợp với hầu hết mọi người, nhưng chúng sẽ không bao giờ phù hợp với tất cả chúng ta.

Người có trí tuệ cảm xúc cao hiểu rõ lối sống của mình, đồng thời tôn trọng cuộc sống của người khác, không can thiệp quá sâu dù có cùng chí hướng.

Vợ chồng chạy song song hay chạy ngược chiều nhau đều không quan trọng, chỉ là ý tưởng và hoài bão khác nhau, không có sự phân biệt cao thấp.

Cuộc nói chuyện đầu năm của 3 người đàn ông và màn "mục sở thị" cái gọi là trí tuệ cảm xúc của người chồng trong hôn nhân - Ảnh 3.

Tranh minh họa

Đừng bao giờ phán xét đúng sai của người khác, cái gọi là đúng sai chẳng qua là sự đồng ý hay phủ nhận chủ quan mà thôi.

Trí tuệ cảm xúc cao không chỉ là cách nói chuyện dễ nghe, dễ đi vào lòng người mà còn là khả năng toàn diện để giải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân.

Nếu bạn có cùng mục tiêu, hãy đi cạnh nhau; nếu bạn có quan điểm khác nhau, hãy tránh xa một cách lịch sự. Không ngắt lời hay ép buộc người khác là sự tôn trọng lớn nhất, đặc biệt là với người bạn đời.

Người có trí tuệ cảm xúc cao không rạch ròi đúng sai. Đúng và sai chỉ là tương đối, không tuyệt đối.

Vậy nên, các ông chồng đừng dại mà tranh cãi với vợ. Thay vì cố chứng minh mình đúng, hãy làm vợ nể phục vì khả năng biến to thành nhỏ của bạn.