Người tị nạn Syria chạy đến Lebanon không được phép làm việc hợp pháp tại đây. Họ sống trong các khu tái định cư và luôn đứng trên bờ vực của sự nghèo túng và buộc phải làm mọi cách để kiếm sống. 

Đau đớn nạn quấy rối tình dục và "những cuộc hôn nhân giải trí"

Dễ bị tổn thương, bị tuyệt vọng, bị mắc kẹt trong vòng xoáy nợ nần vì cuộc xung đột kéo dài từ năm này qua năm khác, những phụ nữ tại Syria bị ép buộc hoặc bị bán vào các động mại dâm. Đáng lo ngại nhất, một số trường hợp các bé gái phải trải qua cái gọi là “những cuộc hôn nhân giải trí” chỉ kéo dài vài ngày. Các nhân viên cứu trợ cho biết “những cuộc hôn nhân” này thực chất chỉ là một trò giả mạo, chú rể trả tiền hoặc của hồi môn cho nhà gái để đổi lại tình dục với những cô dâu trẻ - những người không hề biết rằng họ có thể bị ly hôn và bỏ rơi chỉ trong vài ngày tới.
 
 Các bé gái phải trải qua cái gọi là “những cuộc hôn nhân giải trí” chỉ kéo dài vài ngày và phải đối mặt với rất nhiều rủi ro sau khi kết hôn.

Sau khi kết hôn, những cô dâu trẻ này cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, đau khổ. Một cô gái 14 tuổi đã bị “đá” sau khi kết hôn chỉ một tuần. Trong khi một trường hợp khác, một bé gái 15 tuổi kết hôn để nuôi sống gia đình 7 người của mình, đã được đưa đến nơi trú ẩn vì chồng mới liên tục đánh đập cô bé một cách tàn nhẫn.

Hurriyah, một cô bé 12 tuổi, đã phải chạy trốn cùng gia đình từ Idlib, Syria đến Lebanon 3 năm trước. Cha cô đã vô cùng lo lắng cho cô khi một thanh niên 17 tuổi liên tục theo đuổi và quấy rối cô khi cô đến trường. Hurriyah trở thành tâm điểm của những tin đồn và cha của cô không có cách nào khác để bảo vệ con gái ngoài việc gả cô cho thanh niên kia. 

Hurriyah đã vô cùng hoảng sợ và tuyên bố rằng cô sẽ quay trở lại Syria và sống cùng với bom còn hơn là ở Lebanon và bị buộc phải kết hôn.

Bên cạnh đó, nguy cơ quấy rối tình dục và bạo lực đang ngày càng tăng cao. Một số ông bố đã tuyên bố rằng, họ sẽ cưới con gái của mình để bảo vệ chúng khỏi quấy rối bởi những người đàn ông trong các trại và khu vực thành thị. Những phụ nữ tị nạn là đối tượng đễ bị tổn thương bở sự bóc lột của chủ chứa và những tên buôn người. Họ có rất ít hoặc thậm chí không có thu nhập khi bỏ trốn cùng với con mình.

Trong các trại tại Jordan, đôi khi các ông chồng còn “làm mối” cho vợ mình bán dâm. Theo báo cáo, phụ nữ Syria chiếm phần lớn trong các nhà thổ tại đất nước này.

Các quan chức cứu trợ cho biết một thực tế đáng buồn song song với kết hôn giải trí đó là các gia đình cho con đi làm việc từ khi chúng còn rất nhỏ. Điển hình là trường hợp của một cậu bé 11 tuổi, Samer và em trai của bé, Mohamad, 10 tuổi, những đứa trẻ mà một tuổi thơ "bình thường" là điều xa xỉ đối với chúng.
 
Rất nhiều phụ nữ và trẻ em gái Syria, thậm chí có những em chưa đầy 12 tuổi phải tự bán mình để kiếm tiền nuôi sống cả gia đình.

Lao động cực khổ để đổi lấy miếng cơm manh áo

Khi một mùa đông khắc nghiệt lại bắt đầu tại Lebanon, các phóng viên của hãng tin tức Mailonline đã đến những khu vực nông thôn gần biên giới phía bắc Syria và trung tâm thủ đô Beirut để nói chuyện với những gia đình phải cho con làm việc trong điều kiện rẻ mạt để kiếm sống. Chúng bị bắt làm các công việc từ thu hoạch khoai tây, thuốc lá, làm thợ cơ khí, thu gom nhựa tại các bãi rác và thậm chí là đi đào mương.

Những gia đình nơi đây quá tuyệt vọng và họ sẵn sàng làm bất cứ công việc gì”, một quan chức cao cấp của cơ quan viện trợ phương Tây cho biết, “phụ nữ và trẻ em gái đang tham gia vào những cuộc hôn nhân chóng vánh để đổi lấy tiền hoặc các sự tài trợ như thỏa thuận thị thực hoặc cư trú... Họ phải đối mặt với những hậu quả sau này”.
 
Môi trường làm việc khắc nghiệt và không hợp vệ sinh.

Mỗi ngày, hai anh em Samer phải rời hai căn phòng chỉ dùng để chắn gió trong một tòa nhà đang xây dở, nơi chúng sống với bà mẹ 38 tuổi cùng người dì và ba cô em gái của mình, lúc 7h30 để bắt đầu ngày làm việc 12 tiếng của những thợ cơ khí tại một nhà xưởng trong thành phố. Đó là công việc chúng đã làm hơn một năm qua kể từ khi phải chạy trốn khỏi Raqqa, Syria sau khi thành phố này trở thành trụ sở của nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Bà Ameena, mẹ của Samer cho biết: “Tôi thực sự không muốn những đứa con của mình phải đi làm khi chúng còn quá nhỏ. Nhưng tôi không có sự lựa chọn nào khác. Chúng phải kiếm sống”.

Mỗi tháng hai anh em Samer chỉ mang được 60 euro (khoảng 1,4 triệu đồng) về nhà sau khi phải trả 140 euro (3, 4 triệu đồng) tiền thuê phòng.
 
Hai anh em phải làm việc 12 tiếng mỗi ngày để nuôi sống gia đình.
 
Mohamad thậm chía còn chưa đủ cao để với tới các dụng cụ.
 
 
Dù rất mệt nhưng 2 anh em không có sự lựa chọn nào khác.

Tại nhà xưởng nằm bên cạnh một con đường tấp nập, Samer chia sẻ: “Cháu thực sự rất mệt nhưng cha của cháu đã chết, cháu phải làm việc. Cháu đã cố gắng đến trường nhưng cuối cùng đã nghỉ vì gia đình cháu cần tiền. Cháu không có sự lựa chọn nào khác. Cuộc sống rất vất vả”.

Với trường hợp của cậu bé 15 tuổi, Abed, cuộc sống thậm chí còn khó khăn hơn. Mỗi ngày cậu phải đi thu gom nhựa và kim loại từ các bãi rác khắp thành phố để gửi tiền nuôi sống bố cùng sáu người em trai và gái của mình tại một ngôi làng gần thành phố Aleppo. Abed chia sẻ, đó là công việc cậu đã làm khi mới 12 tuổi. Mỗi ngày cậu phải làm việc 14 tiếng, và nếu may mắn cậu có thể kiếm được 20 euro (hơn 400 ngàn đồng) trong một tuần.
 

 Cậu bé phải đi thu nhặt nhựa và kim loại khắp thành phố từ khi mới 12 tuổi

Cậu đang sống với người những họ hàng cùng 4 đứa con nhỏ của họ trong một căn phòng không cửa sổ và đã 3 năm nay cậu không được gặp gia đình của mình.

Đó là một trách nhiệm to lớn”, Abed nói. “Cháu đã học tập rất tốt tại Syria nhưng bây giờ cháu chỉ có thể đi làm. Thật thất vọng và mệt mỏi! Giống như rất nhiều công nhân bất hợp pháp Syria khác, cháu ngồi chờ dưới một cây cầu, đôi khi hàng giờ liền – nhiều khi còn bị những người khác lạm dụng, để có được một công việc. Có ngày cháu gặp may nhưng cũng có ngày không. Những ngày như vậy cháu rất lo lắng cho gia đình vì mình không thể giúp được họ”.

Abed chia sẻ thêm: “Cháu không thể nhìn thấy rõ ràng. Mắt của cháu có vấn đề và cần phải mổ. Nhưng cháu không đủ khả năng và không thể dừng công việc đang làm. Nó ngày càng trở nên tồi tệ hơn và cháu sợ mình sẽ bị mù nhưng gia đình cháu đang cần tiền. Mẹ cháu chết trong lúc sinh, một mình cha cháu phải nuôi các em. Cháu phải cung cấp cho cuộc sống của bố và các em mình”.

Abed sợ mình có thể bị mù nhưng cậu không thể bỏ công việc hiện tại vì còn phải nuôi gia đình.

Khu vực tái định cư cho hơn 100.000 người tị nạn được biết đến là các khu trồng ô liu, khoai tây, rau xanh và thuốc lá. Trong đó, phần lớn lao động tại các khu này là trẻ em.

Trong một khu tái định cư tại Tal Zaffar, hơn 30 trẻ em vừa phải làm việc trên những cánh đồng nằm dưới những ngọn núi phủ tuyết trăng, vừa phải giúp việc nhà. Amal, một cô 11 tuổi gầy guộc và mỏng manh đã làm công việc thu hoạch khoai tây, hạt, rau thơm cà chua và thuốc lá từ khi 9 tuổi. Cô bé bắt đầu làm việc từ 6 giờ sáng cho đến 2 giờ chiều trước khi được nghỉ trưa.
 
Cô bé phải làm việc trên cánh đồng từ khi mới 9 tuổi.

Khoai tây là tồi tệ nhất”, cô bé chia sẻ “Chúng bén rộng và ăn sâu vào trong đất. Những chiếc túi đựng rất to và nặng. Cháu thực sự rất mệt, đặc biệt vào mùa hè khi trời rất nóng (nhiệt độ có thể lên đến 40 độ). Cháu biết cháu chỉ là một đứa trẻ nhưng cháu phải chăm sóc gia đình của mình. Có tới 50 đứa trẻ làm việc ở đây như cháu. Tất cả đều rất mệt nhưng chúng cháu không có sự lựa chọn nào khác”.

Mẹ của Amal, người đang chăm sóc 8 đứa con nhỏ cho biết: “Tôi biết, con bé phải được đến trường và thật sai trái khi bắt con bé phải làm việc khi còn quá nhỏ. Nhưng tôi không có sự lựa chọn nào khác, thà có một ít tiền để có thể sống sót còn hơn không có tiền và phải đổi mặt với cái chết”.

Hàng xóm của Amal, một cô bé 9 tuổi, Rowayda phải giúp người mẹ 40 tuổi của mình trông 8 người em. Ngoài công việc trông em, cô bé còn phải đi thu hoạch khoai tây vào mùa hè, trồng chúng vào mùa đông, và đi thu hoạch ô liu.
 
Rowayda phải giúp người mẹ 40 tuổi của mình trông 8 người em. Ngoài công việc trông em, cô bé còn phải đi thu hoạch khoai tây vào mùa hè, trồng chúng vào mùa đông, và đi thu hoạch ô liu.

Cô bé vừa khóc vừa chia sẻ rằng mình đã được đi học khi còn ở Syria nhưng trường của đổ đã bị đạn pháo bắn tung hai năm trước đây. Hiện Roywayda đang được học bảng chữ cái tiếng Anh tại một trường học tạm bợ do Tổ chức bảo vệ trẻ em tài trợ.

Nó làm cho cô bé thực sự được sống như một đứa trẻ, cô bé nói, “hạnh phúc và bình thường”.
 
 
 
 
Tổ chức bảo vệ trẻ em tài trợ cho những lớp học tiếng Anh.

Nguồn: Daily Mail