Ngày nay, nhiều người đã bắt đầu chọn thực hành lối sống tối giản. Mục đích của cuộc sống tối giản này là tìm kiếm trạng thái sống đơn giản, nhẹ nhàng mà vẫn hạnh phúc.

Một bà nội trợ 40 tuổi ở Nhật Bản thực hành lối sống tối giản kể từ khi kết hôn. Hiện cô sống trong một căn nhà nhỏ cùng chồng và hai con trai. Sau 10 năm chung sống, cô trở nên nghiện vứt đồ và liên tục dọn sạch những món đồ không còn cần thiết nữa. Căn nhà của người phụ nữ này chỉ còn lại ba chiếc ghế. 

Cuộc sống của người phụ nữ làm nội trợ 40 tuổi: nghiện vứt đồ, trong nhà không có sofa hay bàn, chỉ còn 3 cái ghế - Ảnh 1.

Căn nhà có diện tích nhỏ nhưng luôn trông rất rộng rãi vì gần như không có đồ đạc.

Trong phòng khách không có bàn cà phê, tủ TV, ghế sofa hay kệ tivi. Thay vào đó chỉ có duy nhất một chiếc tivi được gắn chắc trên tường và ba chiếc ghế.

Ba chiếc ghế này được chồng và hai con sử dụng để ăn, không có bàn ăn riêng. Chồng cô khi sử dụng máy tính thì đặt trực tiếp xuống sàn, nếu người ngoài nhìn vào sẽ cảm thấy hơi khổ sở. Giải thích cho điều này, cô nói trước đây có một chiếc bàn nhưng sau này cô cảm thấy nó chiếm nhiều diện tích nên đã vứt nó đi.

Chưa hết, trong phòng ngủ cũng không có giường.

Ở Nhật Bản, việc ngủ trực tiếp trên sàn không có giường là rất phổ biến, nhưng sẽ có ít nhất một tấm nệm. Song ở nhà cô, mọi người ngủ trực tiếp trên sàn, và bàn học của các con cũng rất đơn giản.

Các con cho biết, trước đây trong nhà có đầy đủ đồ đạc nhưng cô đã vứt bỏ gần hết. Tuy nhiên, bản thân bà nội trợ cho rằng sau khi vứt đi, ngôi nhà thoáng mát, sạch sẽ hơn và như vậy việc nhà sẽ ít hơn. 

Cuộc sống thường ngày của gia đình nhỏ ở Nhật Bản.

Trên thực tế, sống tối giản không phải là không có gì, cũng không phải là từ bỏ một cách mù quáng mà là vứt bỏ những thứ không còn cần thiết mà vẫn đảm bảo được cuộc sống.

Tóm lại, dù lý do là gì thì cuộc sống tối giản của bà nội trợ Nhật Bản này cũng là không nên. Hãy nhớ 2 điều sau để có thể sống tối giản 1 cách đúng đắn:

1. Nên vứt bỏ những món đồ đã hơn một năm không sử dụng 

Trên thực tế, nguyên tắc của việc loại bỏ những món đồ đó là xem xét xem chúng có thể sử dụng được nữa hay không. Ngay cả khi một số món đồ không bị hỏng nhưng đã không được sử dụng trong hơn một năm, nếu chúng chiếm không gian trong nhà và tích tụ bụi bẩn, cần phải được làm sạch thường xuyên thì bạn nên vứt bỏ.

Cuộc sống của người phụ nữ làm nội trợ 40 tuổi: nghiện vứt đồ, trong nhà không có sofa hay bàn, chỉ còn 3 cái ghế - Ảnh 2.

Hãy nhìn những bộ quần áo ở nhà đã hơn một năm không được mặc, cũng như chiếc máy chạy bộ đã không sử dụng được hai năm, những chiếc dụng cụ làm bánh được mua theo ý thích, tuy vẫn còn mới nhưng chúng đã lâu không được sử dụng. Vậy thì đã đến lúc bạn nên bán lại hoặc cho đi.

2. Đừng mua một cách mù quáng

Khi vứt bỏ những thứ vô dụng, bạn cũng nên tránh mua sắm một cách mù quáng. Đặc biệt, nhiều người cảm thấy sau khi vứt bỏ, họ sẽ có thêm chỗ để cất giữ ở nhà và không khỏi mua đi mua lại. 

Ví dụ, sau khi loại bỏ tủ quần áo của mình, bạn cần học cách không mua quần áo bừa bãi. Sau khi loại bỏ những đôi giày, bạn cần biết loại giày nào sẽ không thoải mái và không phù hợp với bạn. Đây là cách loại bỏ giày hiệu quả.

Nhìn chung, quy tắc không phải là liên tục mua sắm thêm những món đồ mới một cách mù quáng mà là ngôi nhà phải được sắp xếp hợp lý để có ít đồ đạc hơn, luôn sạch sẽ nhưng mọi người trong nhà vẫn cảm thấy an toàn, thư giãn, nhàn hạ. Đây mới là ý nghĩa thực sự của cuộc sống tối giản.