Vào tối ngày 1/5, giờ Bắc Kinh, một số phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin, đội trưởng huyền thoại của Real Madrid, Iker Casillas được đưa tới bệnh viện CUF ở Porto ngay sau khi đột quỵ trên sân tập. CLB Bồ Đào Nha cũng đưa ra thông báo: "Iker Casillas bị nhồi máu cơ tim cấp trong buổi tập sáng nay tại trung tâm huấn luyện Porto Gaia, Olival".
Buổi tập tạm dừng ngay để thủ môn FC Porto được cấp cứu. Lúc này anh đang ở bệnh viện CUP Porto. Casillas khỏe, ổn định và vấn đề liên quan tới tim mạch đã được giải quyết". Mặc dù anh ấy đã thoát khỏi nguy hiểm, anh ấy sẽ không chơi phần còn lại của mùa giải. Truyền thông nước ngoài cho biết do hoạt động này, sự nghiệp Casillas 38 tuổi có thể kết thúc.
Nhồi máu cơ tim và mệt mỏi quá độ có mối quan hệ rất lớn với nhau.
Như chúng ta đã biết, nhồi máu cơ tim và mệt mỏi quá độ có mối quan hệ rất lớn với nhau. Đa số mọi người quan niệm đây là bệnh của người già, nhưng hiện nay càng ngày càng có nhiều người trẻ và người trung niên bị nhồi máu cơ tim.
Tại sao ngày càng nhiều người trẻ bị nhồi máu cơ tim? Trong xã hội hiện đại, nhồi máu cơ tim cấp tính ở người trẻ và trung niên chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
1. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
2. Chế độ ăn uống không có quy luật
3. Áp lực công việc quá lớn
4. Uống rượu
Một khi thức đêm liên tục, mệt mỏi quá mức, hút thuốc uống rượu, chế độ ăn uống không tiết chế,… thì các mạch máu liên tục co lại, độ nhớt của máu tăng cao, hình thành huyết khối cục bộ, cuối cùng dẫn đến tắc mạch máu đột ngột, gây nhồi máu cơ tim.
Ở người trẻ tuổi, nhồi máu cơ tim thường xảy ra rất nhanh, các triệu chứng nguy hiểm, không có nhiều cảm giác khó chịu và tỷ lệ tử vong đột ngột trong thời gian ngắn là rất cao. Do đó, đặc biệt nhắc nhở mọi người rằng dù tình trạng thể chất có khỏe mạnh đến đâu, một khi xuất hiện những biểu hiện điển hình của nhồi máu cơ tim dưới đây, nên kịp thời đến bệnh viện để được điều trị.
Ở người trẻ tuổi, nhồi máu cơ tim thường xảy ra rất nhanh với các triệu chứng nguy hiểm.
8 triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim
1. Ngực trái của bệnh nhân đột nhiên bị đau, như bị chèn ép, thít chặt vùng ngực. Cơn đau liên tục kéo dài, có thể lên đến vài giờ đồng hộ thậm chí là lâu hơn, đa phần xảy ra vào sáng sớm.
2. Một số bệnh nhân không xuất hiện đau, một khi bắt đầu biểu hiện dưới dạng sống hoặc suy tim cấp tính.
3. Một số bệnh nhân bị đau bụng trên, thường bị nhầm với các bệnh đường tiêu hóa cấp tính như thủng dạ dày và viêm tụy cấp.
4. Một số bệnh nhân cũng sẽ ảnh hưởng đến hàm trên (trong khoang miệng), cổ và lưng trên, thường bị nhầm là đau xương khớp nên không chú ý, dẫn đến tình trạng trì hoãn việc điều trị.
5. Xuất hiện các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, đầy hơi, đánh trống ngực,… Khi đau ngực xảy ra hơn 24 giờ, còn xuất hiện sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể khoảng 38°C.
6. Sắc mặt có dấu hiệu trắng bệch, da lạnh, buồn bực bất an, nước tiểu ít, mạch đập nhanh… thậm chí có biểu hiện sốc.
Nhồi máu cơ tim không phải chỉ xảy ra ở người già, người trẻ và trung niên cũng phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
7. Đột nhiên khó thở, có ho, đờm có màu hồng hoặc trắng.
8. Tim ngừng đập, hoặc đập ngắt quãng, có thể kèm theo chóng mặt, mệt mỏi, ngất.
Nhồi máu cơ tim không phải chỉ xảy ra ở người già, người trẻ và trung niên cũng phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Làm thế nào để người trẻ tuổi và trung niên có thể phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim?
1. Cuộc sống sinh hoạt có quy luật, đi ngủ sớm dậy sớm, tránh làm việc cả ngày lẫn đêm và giữ cho tâm trạng bình tĩnh;
2. Tuân thủ tập thể dục vừa phải, ít nhất năm lần một tuần, có lợi cho việc duy trì cân nặng, tăng cường chức năng tim phổi, tăng cung cấp máu cơ tim và thiết lập lưu thông mạch vành;
3. Ăn thực phẩm thanh đạm, ăn đúng giờ đúng bữa, không nên ăn quá no, bổ sung nước kịp thời, có thể tránh tăng độ nhớt của múa và sự hình thành huyết khối.
4. Không hút thuốc, uống ít rượu
5. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, phát hiện sớm, phòng ngừa sớm, điều trị sớm sẽ giúp can thiệp sớm và loại bỏ các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhồi máu cơ tim, như tăng huyết áp, tăng lipid máu, tiểu đường…
(Nguồn: Sohu)