Đã có ca tử vong vì bệnh sởi: Cần cảnh giác bệnh sởi khi thời tiết đông - xuân
Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho nhiều người khác vì lây trực tiếp từ người sang người.
Bệnh sởi gặp theo mọi lứa tuổi
Theo báo cáo Sở Y tế Hà Nội trong tuần từ 30/10 đến 05/11/2017 ghi nhận 11 trường hợp mắc sốt phát ban dạng sởi, lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 179 trường hợp và 1 trường hợp tử vong (trong đó có 53 trường hơp dương tính với sởi).
Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đủ liều. Bệnh hay xảy ra vào mùa đông-xuân, khi thời tiết ẩm kéo dài tạo thuận lợi cho việc bùng phát dịch sởi, nhất là ở những trẻ chưa được tiêm vắc-xin sởi mũi 1.
Theo báo cáo Sở Y tế Hà Nội trong tuần từ 30/10 đến 05/11/2017 ghi nhận 11 trường hợp mắc sốt phát ban dạng sởi.
Bệnh sởi không trừ riêng ai với tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi bao gồm: Trẻ chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi, trẻ dưới 9 tháng tuổi không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc mẹ chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm vắc-xin sởi đầy đủ. Trẻ đã tiêm vắc-xin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.
Người lớn mà chưa có miễn dịch sởi, tức chưa tiêm phòng hoặc chưa chắc chắn mình đã bị sởi hoặc chưa tiêm đủ mũi sởi thì vẫn có nguy cơ cao lây bệnh. Nhất là khi người lớn đi chăm sóc trẻ bị đang bị sởi. Vì thế người lớn cũng cần được chích ngừa phòng bệnh sởi.
Biểu hiện của bệnh sởi
Bệnh sởi do virus sởi gây ra, bệnh này lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho nhiều người khác vì lây trực tiếp từ người sang người.
Bệnh sởi do virus sởi gây ra, bệnh này lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng.
Bệnh sởi có triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi. Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Ban bay theo trình tự như trên. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng.
Đối với người lớn bị mắc sởi thường có các biểu hiện như: sốt, viêm đường hô hấp, sau đó phát ban từ mặt, ngực lan xuống phần dưới cơ thể…
Cũng giống như nhiều trường hợp mắc sởi ở trẻ em, người lớn mắc sởi nên được cách ly với những người chưa được chủng ngừa ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Họ nên ở nhà thay vì đến trường hoặc nơi làm việc. Vì virus sởi này lây qua đường hô hấp, khi bệnh nhân ho, bắn nước bọt, virus bay xa, rộng, khả năng hít vào lớn. Ngoài ra, việc tự ý dùng quá nhiều kháng sinh khi bị sởi có thể ảnh hưởng không tốt tới đường tiêu hóa, làm bệnh nặng nề hơn.
Đối với những bệnh nhân khi có dấu hiệu của bệnh sởi cần đến các bệnh viện để khám và có phương pháp điều trị.
Đối với những bệnh nhân khi có dấu hiệu của bệnh sởi cần đến các bệnh viện để khám và có phương pháp điều trị.
Biến chứng bệnh sởi rất nguy hiểm
Bệnh sởi nặng hoặc các biến chứng của sởi có thể gây ra do virus sởi hoặc do bội nhiễm sau sởi (thường xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt trẻ thiếu vitamin A, trẻ bị suy giảm miễn dịch, hoặc các bệnh khác, phụ nữ có thai). Hầu hết trẻ bị sởi tử vong do các biến chứng.
Theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc-xin sởi là biện pháp phòng chống dịch hiệu quả nhất và khi tiêm cho miễn dịch bền vững và lâu dài. Tiêm mũi 1 đối với trẻ 9 tháng tuổi thì hiệu quả bảo vệ đạt được 85%. Khi tiêm mũi 2, hiệu quả bảo vệ tăng lên 95-99%. Tiêm mũi 2 không chỉ củng cố miễn dịch của người được tiêm mà còn giúp nâng tỉ lệ miễn dịch cộng đồng.
Vì thế, cần phải áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện.
Đừng quên áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện.
Cần thường xuyên rửa tay bằng các loại thuốc sát trùng nhất là khi vào môi trường bệnh viện.
Cần luôn giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, tránh nơi tập trung đông người, vệ sinh thân thể phải được giữ sạch sẽ, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nâng cao thể trạng.
Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.