Và tất cả bắt nguồn từ vi khuẩn đang phát triển trên lưỡi, các chuyên gia cho biết.

Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện thấy mức độ vi khuẩn tăng cao làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy ở một người. Điều này có nghĩa là sử dụng men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa bệnh.

Đặc điểm này trên lưỡi có thể là cơ sở để xác định 1 người có nguy cơ bị bệnh ung thư nguy hiểm nhất - Ảnh 1.

Những biểu hiện trên lưỡi cũng có thể giúp các bác sĩ dự đoán một người có nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến tụy, được biết đây là dạng ung thư nguy hiểm nhất.

Dạng ung thư nguy hiểm nhất

Gần 10.000 người Anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy mỗi năm và có không đến 1% trong số họ có thể sống quá 10 năm. Cũng như nhiều bệnh ung thư khác, chẩn đoán sớm là chìa khóa cứu sống người bị ung thư tuyến tụy.

Nhưng không giống như một số dạng bệnh khác, khối u tụy có xu hướng phát triển sâu bên trong cơ thể và chỉ xuất hiện một vài triệu chứng. Vào thời điểm nhiều bệnh nhân được thông báo họ mắc bệnh thì bệnh đã lan rộng và chuyển sang giai đoạn nguy hiểm.

Đó là lý do tại sao các nhà khoa học đang tập trung vào các xét nghiệm mới chính xác để sàng lọc ung thư tuyến tụy - việc mà trước đây chưa có kĩ thuật nào làm được.

Manh mối phát hiện ung thư tuyến tụy dựa trên các vi khuẩn trên lưỡi

Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Trấn Giang, Trung Quốc, do Lanjuan Li dẫn đầu, tin rằng microbiome (quần thể vi khuẩn) của lưỡi có thể là "chìa khóa" giúp phát hiện bệnh. Microbiome phản ánh sự cân bằng của các vi khuẩn khác nhau sống trên lưỡi.

Điều tra microbiome ruột đang trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu y học mới và thú vị. Các chuyên gia hy vọng nó có thể giúp tìm ra phương pháp điều trị mới cho bệnh ung thư, bệnh đường ruột, thậm chí cả bệnh Alzheimer.

Và những phát hiện mới của nhóm nghiên cứu này được công bố trên Journal of Oral Microbiology (Tạp chí Vi sinh vật Răng miệng) cho thấy rằng microbiome lưỡi có thể giúp phát hiện ung thư.

Nhóm của Li đã kiểm tra một nhóm 30 bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu và so sánh họ với 25 tình nguyện viên "khỏe mạnh". Họ đã sử dụng trình tự gen công nghệ cao để kiểm tra microbiome lưỡi.

Đặc điểm này trên lưỡi có thể là cơ sở để xác định 1 người có nguy cơ bị bệnh ung thư nguy hiểm nhất - Ảnh 2.

Những phát hiện mới của nhóm nghiên cứu này được công bố trên Journal of Oral Microbiology (Tạp chí Vi sinh vật Răng miệng) cho thấy rằng microbiome lưỡi có thể giúp phát hiện ung thư.

Đã tìm thấy vi khuẩn "đáng chú ý"

Các nhà khoa học đã tìm thấy có các vi khuẩn "khác biệt đáng kể" phủ trên lưỡi của bệnh nhân tuyến tụy. Nhóm những người khỏe mạnh có số lượng vi khuẩn này ít hơn rất nhiều.

Li nói: "Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng kết quả của chúng tôi thêm vào bằng chứng ngày càng tăng về mối liên quan giữa sự gián đoạn đối với ung thư microbiome và tuyến tụy."

Bốn loại vi khuẩn làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy bao gồm: Nồng độ Haemophilus và porphyromonas thấp, nồng độ Leptotrichia và Fusobacterium cao.

Giáo sư Li nói thêm: "Nếu mối liên quan giữa vi khuẩn đặc biệt này và ung thư tuyến tụy được xác nhận trong các nghiên cứu lớn hơn, điều này có khả năng tìm được phương pháp chẩn đoán bệnh sớm dựa trên microbiome hoặc các công cụ phòng ngừa bệnh".

Nhóm nghiên cứu tin rằng hệ thống miễn dịch là mối liên kết rất có thể giữa microbiome lưỡi và ung thư tuyến tụy. Ví dụ, phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với ung thư tuyến tụy đang phát triển trong cơ thể, có thể giúp một số dạng vi khuẩn phát triển hơn các loại khác.

Nếu được chứng minh, điều này có thể dẫn đến các phương pháp điều trị mới bao gồm kháng sinh, liệu pháp miễn dịch hoặc thậm chí có thể là dùng men vi sinh để giúp ngăn ngừa bệnh trong tương lai.

Tuyến tụy là cơ quan cũng không kém phần quan trọng, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và biến thực phẩm thành năng lượng. Nằm phía sau dạ dày, tuyến tụy sản sinh insulin và tham gia kiểm soát hormone duy trì lượng đường huyết trong máu.

Ung thư tuyến tụy có xu hướng tăng triển. Tế bào ung thư có khả năng lây lan cao, nhanh chóng di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Neil Woody, chuyên gia ung bướu tại Viện Cleveland cho biết, tỷ lệ sống sót sau 5 năm mắc bệnh là 8,5%.

Tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy đang ngày càng tăng cao. Nguyên nhân một phần đến từ những thay đổi trong lối sống. Tiểu đường và béo phì là hai yếu tố chính góp phần gia tăng các trường hợp ung thư.

Từ lâu, các bác sĩ đã vấp phải rất nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán loại ung thư này. Chỉ có khoảng 10% trường hợp mắc do di truyền nên con số còn lại khó xác định. Các xét nghiệm dùng để phát hiện ung thư tuyến tụy như siêu âm nội soi thường tốn kém và phải được thực hiện dưới sự giám sát kỹ càng của các chuyên gia.

Valerie Lee, bác sĩ điều trị ung thư tuyến tụy tại Tổ chức Johns Hopkins Medicine cho biết, nếu không chẩn đoán kịp thời, mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ vượt qua ung thư ruột, trở thành một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu tại Mỹ.

- Ung thư tuyến tụy là một bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của tuyến tụy. Phần lớn các trường hợp ung thư tuyến tụy bắt đầu trong các tế bào.

- Nguyên nhân của ung thư tuyến tụy vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể bao gồm: hút thuốc, bệnh tiểu đường, tiền sử gia đình, viêm tụy, béo phì...

- Ung thư tuyến tụy thường được chẩn đoán khi đã ở một giai đoạn tiến triển nặng. Một số triệu chứng cảnh báo bệnh khác bao gồm: Giảm cân, khó tiêu, đầy hơi và đi đại tiện nhiều nhớt nếu sự phát triển ung thư làm tắc ống tụy và các men tiêu hoá không được giải phóng vào đường ruột...

Theo Thesun/Health/DailyMail