Sau nhiều nghiên cứu, Đại học Stanford chỉ ra rằng, não bộ của một đứa trẻ khi mới sinh ra có hàng nghìn chục tế bào não. Thế nhưng do thai nhi ít nhận được kích thích từ môi trường bên ngoài nên số lượng các khớp thần kinh giữa các tế bào não của trẻ rất ít.
Vì thế, từ 0 đến 2 tuổi, khi trẻ được tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn, tế bào não sẽ được kích thích, dần hình thành mạng lưới thần kinh não bộ.
Sau 2 tuổi, não bộ lại bước vào giai đoạn giống như "cắt bỏ" các tế bào thần kinh không cần thiết, giúp thúc đẩy não bộ hoạt động tốt hơn. Lúc này, trẻ bắt đầu biết nói, bò, đi, chạy nhảy và ngày càng có nhiều cơ hội để tiếp xúc với các kích thích từ bên ngoài. Não bộ sẽ biết phân biệt được chức năng nào là vô ích và có ích, lược bỏ những thứ không cần thiết.
Các nhà khoa học nhận ra rằng, để thúc đẩy sự phát triển của não bộ, trước năm 3 tuổi trẻ cần được tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài để kích thích các tế bào não. Bằng cách này, nó sẽ tăng cường sự kết nối giữa các vùng khác nhau của não.
Có 5 cách kích thích tế bào não, nếu bố mẹ kiên trì trong thời gian dài, não bộ của trẻ sẽ phát triển cực kỳ nhanh.
1. Vận động
Các nhà thần kinh học tại Đại học Stanford phát hiện ra rằng, nếu từ nhỏ trẻ được vận động nhiều, khả năng nhận thức của não bộ sẽ trở nên tốt hơn. Các vùng não phối hợp vận động, xử lý thông tin, phản ứng với việc đưa ra quyết định cũng nhanh chóng hơn.
Trẻ vận động, tập thể dục không chỉ khiến việc vận chuyển máu và oxy lên não nhiều hơn mà còn thúc đẩy sự kết nối của các tế bào thần kinh, giúp cải thiện IQ.
Trong quá trình vận động, não bộ của trẻ cũng tạo ra chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, giúp tăng tốc độ kết nối của các nơ-ron.
2. Đọc sách
Theo tờ báo Le Figaro: "Từ góc nhìn của khoa học nhận thức, cải thiện IQ còn là cải thiện sự linh hoạt của não bộ".
Theo một cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu có liên quan, mọi người phát hiện ra việc đọc sách có thể thúc đẩy sự phát triển các chức năng não khác nhau.
Khi một người đọc sách, các liên kết giữa các tế bào thần kinh trở nên tốt hơn, cho phép não bộ hoạt động trong trạng thái tốt nhất.
Vì vậy, một đứa trẻ nếu được bố mẹ đọc truyện cho nghe sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thúc đẩy não bộ phát triển.
3. Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử
Não bộ có một thời điểm vàng phát triển cực kỳ nhanh là từ 0 đến 3 tuổi, nó có thể đạt 90% thể tích não của người lớn và tăng lên 95% khi đạt tới cột mốc 5 tuổi. Lúc này, bố mẹ cần giao tiếp nhiều hơn với con mình và hạn chế để trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
Hiệp hội Khoa học Trẻ em Mỹ đưa ra lời khuyên: Nên cấm trẻ xem TV trước 2 tuổi.
Một nghiên cứu của Đại học Stanford đã chỉ ra rằng, việc xem TV thường xuyên sẽ làm tăng lượng dopamine của trẻ. Điều này có thể dẫn tới việc làm giảm độ nhạy bén của não bộ, trẻ sẽ khó tập trung trong việc học tập sau này.
4. Tăng cường chơi nhạc cụ
Các nhà khoa học thần kinh đã thực hiện nghiên cứu theo dõi hoạt động của não bộ, cuối cùng họ phát hiện ra rằng, khi não bộ hoạt động như nghe nhạc, đọc sách, làm toán... chỉ một phần khu vực não được vận động. Thế nhưng, khi chơi một nhạc cụ nào đó, dường như tất cả các vùng não đều hoạt động hết công suất.
Ngoài ra, học nhạc cụ còn có thể giúp trẻ cải thiện trí nhớ. Nếu một đứa trẻ học nhạc cụ trong 8 tháng, trí nhớ sẽ được cải thiện tăng thêm 46%.
5. Chơi trò chơi
Cách đây 16 năm, các nhà khoa học Đức và Bỉ đã tiến hành quét não trên 152 đứa trẻ. Kết quả điều tra và nghiên cứu cho thấy, những trẻ có vỏ não trước trán lớn hơn thường có thói quen chơi các trò chơi mỗi ngày.
Việc chơi các trò chơi không chỉ phát huy tối đa sự nhạy bén của các giác quan mà còn tăng khả năng tư duy, trí tưởng tượng của não bộ. Khi mắt và tay chân phối hợp với nhau, nó đóng vai trò hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
Trò chơi giống như "chất dinh dưỡng" để phát triển trí não. Trước khi trẻ lên 3 tuổi, việc cho trẻ chơi nhiều trò chơi mang tính trí tuệ có thể nâng cao khả năng học hỏi và nhận thức về thế giới.
Nguồn: Zhihu, Sina