Đại kỵ khi ăn chôm chôm, cần biết để tránh ‘rước độc’ vào người - Ảnh 1.

Những lợi ích sức khỏe từ chôm chôm

Công dụng chữa bệnh

Quả chôm chôm, chủ yếu là quả xanh được dùng để chữa tiêu chảy và kiết lỵ. Vỏ cây được sử dụng làm săn se. Lá chôm chôm dùng để giảm đau đầu. Vỏ quả phơi khô được sử dụng trong y học cổ truyền. Nước sắc vỏ cây được dùng chữa tưa miệng (nhiễm trùng nấm men). Nước sắc rễ cây dùng hạ sốt. Hạt, vỏ và thịt quả được sử dụng để giảm cholesterol. Quả và và hạt làm giảm đái tháo đường và tăng huyết áp. Vỏ cây cũng được sử dụng để chữa các bệnh về lưỡi

Công dụng thực phẩm

Quả chôm chôm có thể được ăn tươi hoặc đóng hộp. Quả cây là một thành phần chính trong món salad trái cây, nước ép và thạch. Hạt chôm chôm rang và chiên được dùng như một món đồ ăn vặt. Dầu hạt chôm chôm được sử dụng làm dầu ăn.

Công dụng làm đẹp

Lá chôm chôm có tác dụng giúp tóc khô xơ trở nên bóng mượt. Hạt chôm chôm giúp chữa sạm da. Chất béo từ hạt chôm chôm được sử dụng thay thế bơ ca cao.

Công dụng khác

Hạt chôm chôm, đặc biệt là chất béo của hạt được dùng làm nến và xà phòng. Chồi non của chôm chôm được dùng để nhuộm (xanh và vàng). Vỏ quả được sử dụng để nhuộm tơ lụa.

Đại kỵ khi ăn chôm chôm, cần biết để tránh ‘rước độc’ vào người - Ảnh 2.

Những người đại kỵ với chôm chôm

Người mắc bệnh tiểu đường

Chôm chôm là loại trái cây nhiệt đới, có vị ngọt cao, nhiều đường chính vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn.

Người hay “bốc hỏa”

Những người có cơ thể lúc nào cũng phừng phừng và có cảm giác hay “bốc hỏa” cũng không nên ăn quá nhiều chôm chôm. Vì lượng đường trong chôm chôm khá nhiều sẽ khiến cơ thể càng tăng tình trạng này.

Người nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy

Chôm chôm chứa nhiều đường nên ăn nhiều chôm chôm sẽ gây nhiệt cho cơ thể, nổi mụn nhọt, rôm sảy.

Người đầy bụng, khó tiêu

Ăn nhiều chôm chôm còn mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng khó tiêu.

Những người đang muốn giảm cân

Dù chôm chôm được biết hỗ trợ giảm cân vì chứa nhiều chất xơ giúp bạn no lâu. Tuy nhiên, đây là loại quả chứa nhiều đường, có độ ngọt cao. Nếu ăn nhiều chôm chôm sẽ khiến quá trình giảm cân của bạn không đạt hiệu quả như mong muốn.

Đại kỵ khi ăn chôm chôm, cần biết để tránh ‘rước độc’ vào người - Ảnh 3.

Lưu ý khi ăn chôm chôm

Mặc dù có rất nhiều chất dinh dưỡng có trong quả chôm chôm, nhưng bạn cũng nên cân nhắc kỹ trước khi ăn. Một người bình thường khỏe mạnh, chỉ nên ăn khoảng 400 đến 500 g. Nên ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút và tránh ăn vào ngày nắng nóng.