Tu nhiên, cũng giống như bao ngành "chỉ thấy ngồi một chỗ, hưởng điều hòa" khác, nhìn ngoài bán hàng online có vẻ hào nhoáng, thu nhập cao nhưng ẩn bên trong đó là rất nhiều câu chuyện. Cái gì kiếm ra tiền đều chẳng dễ dàng, bán hàng online cũng vậy.
Làm thêm nhưng bận còn hơn cả việc văn phòng
Không cần mất tiền cửa hàng, lại có vô số mặt hàng để lựa chọn, từ đồ ăn, đặc sản vùng miền, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, bán hàng online đang trở thành xu hướng mới của dân văn phòng thời 4.0.
Chị em nào chịu khó tìm hiểu, muốn lời lãi cao thì nhập hàng từ nước ngoài như đồ gia dụng từ Đức, Nhật, ít vốn hơn thì chọn khởi nghiệp với đồ ăn, mỹ phẩm xách tay.
Việc đầu tiên mà nhiều chị em thực hiện trước khi bắt đầu tập làm "con buôn" là khảo sát từ cơ quan, đồng nghiệp xem họ cần gì thì kiếm về bán. Sau đó, chị em dần tìm đến các kênh online để mở rộng tệp khách hàng. Đến khi có vốn liếng và kinh nghiệm nhiều hơn thì tìm các kênh chạy quảng cáo online, livestream bán hàng trên Facebok.
Tuy vậy, việc "chăm sóc" cho các kênh bán hàng online tưởng dễ mà chẳng hề đơn giản. Chị Thái Anh (Hà Đông, Hà Nội) thường xuyên nhập đồ gia dụng từ Đức như chảo chống dính, dao,…để bán hàng online, thậm chí đổ tiền xây dựng cả website bán hàng chuyên nghiệp.
Với kế hoạch marketing cụ thể, chị bán được nhiều hàng nhưng đổi lại rất mệt mỏi vì mặt hàng gia dụng khách hỏi tư vấn rất nhiều. Thời gian chị làm báo còn có thời gian để chăm sóc khách hàng nhưng khi chuyển sang công ty bất động sản, mọi thứ đều phải gác lại. Bận rộn, sếp nhòm ngó khiến thời gian của chị dành cho "con mọn" giảm đi và hiệu quả bắt đầu đi xuống.
Còn với chị Quỳnh (Minh Khai, Hà Nội), chuyên bán thực phẩm nhập khẩu từ Mỹ, sức ép từ việc xử lý đơn, rao bán hàng, tư vấn khách hàng khiến lúc này chị cũng cảm thấy thấy quá tải. Đó cũng là lúc chị quyết định nghỉ hẳn công việc chính để dành thời gian cho công việc bán hàng online.
Chưa giàu đã lo mất bạn
Nếu bán hàng online mà có duyên, gặp khách dễ tính, hàng hóa nhận về đều và tính toán hợp lý thì thu nhập không thua bất kỳ công việc văn phòng nào, thậm chí còn kiếm hơn. Đổi lại, nếu không tập trung cho bán hàng online, ít thời gian thì sẽ không mấy hiệu quả.
"Thời gian nghỉ bên báo chờ việc mới, mình tập trung bán được lắm, hàng hóa đi đều, lãi lớn vì mình bán đồ gia dụng. Khi bắt đầu có công việc mới, hết thời gian, hôm đực hôm cái vì bận, không chăm sóc được khách nên họ cũng bỏ mình mà đi." Chị Thái Anh chia sẻ.
Nhiều chị em quyết tâm lựa chọn giữa công việc và bán hàng online nhưng mấy ai chịu rủi ro khi bỏ việc về làm công việc nay bán khỏe, ngày mai ế, nói chung là không ổn định. Bán gì cũng phải tính toán mà giữa thời công nghệ 4.0, ai cũng bán online, mức độ cạnh tranh cao vì không phải bỏ tiền làm mặt bằng, đầu tư lớn, chị em đành "một nghề thì sống, đống nghề sống …tốt hơn." Chính vì lẽ đó, khi không cân bằng được giữa việc văn phòng và bán hàng, nghiêm trọng nhất là mất việc, bị mất niềm tin từ đồng nghiệp và sợ người ta cười cho.
Đặc tính của việc bán hàng qua mạng là đăng status chia sẻ nhiều, thậm chí phải livestream để tăng mức độ tin cậy. Với bạn bè, đây là hình thức spam làm phiền khi họ không quan tâm mặt hàng các chị em đang bán, thế nên nhiều chị em còn lo sợ việc chưa giàu nhưng đã mất bạn.
Ai bán hàng online chỉ là nghề tay trái mà "lộng hành" trên Facebook cá nhân, thể nào cũng có lúc bị sếp dằn mặt. Tibg tế thì vào hỏi mua hàng bằng giọng rất kháy: "Em tôi khéo quá đi làm vất vả thế vẫn có thời gian kinh doanh", thâm hơn thì giao cho thêm việc để "cho em có thêm thu nhập từ nghề" hoặc cho hẳn email nhắc nhở toàn bộ nhân sự về việc không làm việc riêng ở văn phòng.
Lúc nào cũng phải chầu chực điện thoại
Cuộc đời của các chị em bán hàng qua mạng dường như gắn chặt với chiếc smartphone. Cả ngày chầu chực điện thoại, thậm chí đêm về khách hỏi tư vấn vẫn phải mắt nhắm mắt mở trả lời, không chỉ vì chốt đơn mà cả uy tín với khách. Vậy mà không phải lúc nào cũng được như ý.
Điện thoại hết pin, hết tiền, mất mạng và hết cả dung lượng kết nối tốc độ cao là những nỗi ám ảnh mà ai cũng phải trải qua, không chỉ một lần mà thậm chí là thường xuyên.
Có khách đang hỏi mua hàng, sắp chốt đơn mất mạng là thế mất khách, đang livestream bán hàng đơn đặt ầm ầm, mất mạng, tụt cảm xúc và khách cũng vì thế đi luôn, chả biết bao giờ quay lại. Những ai chuyên bán đồ thời trang qua mạng chắc sẽ hiểu rõ nhất điều này. Đó cũng là lý do mà với dân bán hàng online, điện thoại và 4G là thứ không thể thiếu.
Hiểu được nhu cầu này, mới đây Viettel đã tung ra một chương trình khuyến mãi tặng data 4G với giá 0 đồng. Theo đó, chỉ cần nhắn theo cú pháp 4G gửi 191, người dùng sẽ có cơ hội nhận hàng loạt gói data 4G với dung lượng 1GB/gói, 3G/gói hoặc 7GB/gói,…
Không chỉ vậy, nếu vẫn còn sử dụng 2G, 3G, Viettel sẽ cho nhân viên tới tận nhà để giúp chị em đổi SIM 4G miễn phí. Đợt khuyến mại này dành cho tất cả khách hàng của Viettel chứ không chỉ riêng đối với "các mẹ" bán hàng online. Vậy còn chờ gì nữa, các chị em hãy nhắn tin theo cú pháp 4G gửi 141 để nhận được data miễn phí thôi nào.
Khách hàng gia nhập cộng đồng 4G Viettel qua chương trình "4G 0 đồng" từ nay đến 14/07/2020 sẽ nhận được ưu đãi kép, trải nghiệm 4G miễn phí và cơ hội trúng 20 lượng vàng SJC 9999.
Chương trình dành cho 100% khách hàng của Viettel, để tham gia khách hàng chỉ cần nhắn tin 4G gửi 191 (miễn phí) hoặc quét mã QR Code (ảnh trong file đính kèm). Những khách hàng chưa có SIM 4G sẽ được các tư vấn viên Viettel phục vụ đổi SIM tận nơi trong vòng 24 giờ, hoàn toàn miễn phí.
Ngoài mã số may mắn để quay số trúng thưởng 20 lượng vàng 9999, khách hàng sẽ ngẫu nhiên trúng thưởng ưu đãi sử dụng internet 4G miễn phí, từ 1 GB dùng trong 24h cho tới 90 GB dùng trong 3 tháng (tương đương 30 chu kì gói ST15K 3GB/3 ngày).
Chương trình quay số sẽ diễn ra 3 lần (1 lần/1 tháng) với tổng trị giá giải thưởng lên đến 1 tỷ đồng (gồm 20 giải, mỗi giải 1 lượng vàng SCJ 9999). Thông tin chi tiết về chương trình quay số may mắn, vui lòng truy cập: https://viettel.vn/4g0d