Đang chạy chơi với bạn, bé gái bất ngờ nôn mửa, co giật phải đi cấp cứu

Ít ngày trước, bé N.G.V (23 tháng tuổi, ngụ tại Đà Nẵng) được gia đình đưa vào một bệnh viện tại TP.HCM với chẩn đoán u mạch máu não thùy thái dương trái.

Theo lời kể của người mẹ, trước khi phát hiện khối u mạch máu não, bé sinh hoạt bình thường như bao trẻ khác. Trong một lần chạy nhảy nô đùa, bé đột nhiên nôn mửa, người tê liệt, co giật.

Tại bệnh viện địa phương kết quả chụp CT cho thấy bé bị khối u ở mạch máu não. Gia đình sau đó đã lặn lội vào Sài Gòn trị bệnh cho con.

Đang chơi, bé gái bất ngờ nôn mửa, co giật, nguyên nhân là do bệnh hiểm ở não nhưng dễ nhầm với bệnh đường ruột - Ảnh 1.

Bé gái mới 23 tháng tuổi đã bị u mạch máu não.

Sau khi kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi ổn định, bé V. được chỉ định phẫu thuật.

Trước ca mổ, phần vì quá bất ngờ, phần vì lo lắng cho tình trạng nguy hiểm của con, bố mẹ bé V. không giấu được xúc động.

"Tôi và gia đình chỉ biết cầu nguyện cho bé được bình an và khỏe mạnh", chị L. tâm sự trước khi bé vào phòng mổ.

9h30 ngày 22/12, ekip bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh tiến hành phẫu thuật cho bé bằng sự hỗ trợ của hệ thống máy định vị 3D kết hợp kính hiển vi. Ca phẫu thuật thành công sau 2 tiếng, giúp bệnh nhi vượt qua cơn nguy hiểm.

Đang chơi, bé gái bất ngờ nôn mửa, co giật, nguyên nhân là do bệnh hiểm ở não nhưng dễ nhầm với bệnh đường ruột - Ảnh 2.

Hệ thống hỗ trợ phẫu thuật được các bác sĩ sử dụng.

Bé được chuyển về Khoa Chăm sóc tích cực (ICU) để theo dõi hậu phẫu.

Ekip phẫu thuật chia sẻ, phương pháp sử dụng phẫu thuật cho bệnh nhi giúp xác định chính xác vị trí khối u não so với vị trí của hộp sọ và đường rạch trên da, đường mở xương sọ. Từ đó có thể lấy khối u ra sạch nhất, hạn chế tối đa tổn thương não trong khi mổ, nhất là những khối u rất nhỏ, nằm sâu trong tổ chức não.

Sau mổ bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.

Đang chơi, bé gái bất ngờ nôn mửa, co giật, nguyên nhân là do bệnh hiểm ở não nhưng dễ nhầm với bệnh đường ruột - Ảnh 3.

Nhân viên y tế cùng người nhà vui mừng khi bé khỏe lại trong dịp Giáng sinh.

U mạch máu não thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh đường ruột và bệnh dạ dày

Các bác sĩ cho biết, u mạch máu não (hay dị dạng mạch máu não) phần lớn phát sinh tại tiểu não, liên quan đến di truyền.

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường là tầm 30-40 có tuổi. Nam có tỉ lệ mắc cao hơn nữ.

Dị dạng mạch máu não thường gặp là dị dạng thiếu máu và dị dạng xuất huyết. Nếu để xuất huyết, tỉ lệ tử vong của bệnh nhân tương đối cao. Chấn thương, viêm nhiễm vi khuẩn, cao huyết áp, dị dạng mạch máu bẩm sinh... đều có thể gây nên dị dạng mạch máu não. Đặc biệt, nhóm người cao huyết áp cũng có nguy cơ cao phát sinh dị dạng mạch máu não bởi vì những huyết áp cao có thể làm biến đổi thành mạch máu.

Ngoài ra, bệnh có thể gây tắc nghẽn mạch máu não, biến chứng hệ hô hấp, hệ tiết niệu, da, chân tay, xương khớp… ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống bệnh nhân.

So với những căn bệnh khác xuất hiện triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn sớm, dị dạng mạch máu não ngoài xuất hiện triệu chứng thỉnh thoảng đau đầu ra, phần lớn người mắc chứng dị dạng mạch máu não đều không có cảm giác khó chịu rõ rệt, vì vậy, rất nhiều bệnh nhân sau khi xuất huyết bởi u mạch máu não bị vỡ mới được phát hiện và đi bệnh viện.

Ngoài những cơn đau đầu, bệnh ít có triệu chứng rõ ràng nên thường không đến bệnh viện sớm.

Đang chơi, bé gái bất ngờ nôn mửa, co giật, nguyên nhân là do bệnh hiểm ở não nhưng dễ nhầm với bệnh đường ruột - Ảnh 4.

Bác sĩ cho biết, triệu chứng đau đầu, nôn mửa của u mạch máu não dễ nhầm với bệnh đường ruột.

Bé V. là trường hợp trẻ em mắc chứng u mạch máu não sau khi xuất hiện chứng đau đầu, nôn mửa... Đây là triệu chứng khá điển hình của u mạch máu não, song thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh đường ruột và bệnh dạ dày.

Do đó khi có bất kỳ biểu hiện nào, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời. 

Dị dạng mạch máu não là căn bệnh do gặp chướng ngại tuần hoàn máu trong não bộ và tiến tới làm tổn hại mô não gây nên, gồm dị dạng mạch máu não mãn tính và cấp tính. Bất cứ dị dạng mạch máu não mãn tính hay là cấp tính đều có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh cần cố gắng tránh u mạch máu não bị vỡ.