Dường như tất cả các bà mẹ trên thế giới đều có một kỹ năng nổi trội, đó là "nói chuyện". Nhiều người thừa nhận, kể từ khi làm mẹ, họ đã lo lắng và cằn nhằn liên tục, chỉ vì một lý do: Để bảo vệ con, để chúng học hành đàng hoàng và lớn lên khỏe mạnh.
"Ăn nhanh, đừng nán lại"; "Làm ơn ở trên giường, bây giờ đã muộn rồi"; "Có ngồi yên một chỗ hay không"; "Tại sao không lo học, toàn lơ đãng thế này"… Nhưng sự cằn nhằn này thường không mang lại tác dụng. Ngược lại, những đứa trẻ trở nên trì hoãn, chán học, lười biếng.
"Tôi ghét mẹ"
Một bà mẹ chia sẻ trường hợp của mình: Từ khi con trai đi học, thành tích học tập bết bát của con đã trở thành một vấn đề lớn. Bây giờ cháu đang học lớp 3, tình trạng vẫn không được cải thiện chút nào.
Sự thiếu tập trung trong giờ học dẫn đến việc không nắm vững nhiều điểm kiến thức, chữ viết xấu xí và nguệch ngoạc, việc bị giáo viên phạt và viết lại là điều bình thường. Bất kể số lượng bài tập về nhà là bao nhiêu, đứa trẻ cũng làm đến 10h đêm là buông bút.
"Tôi nhiều lần tự nhắc mình "Con mình đẻ ra, phải hiền lành, nhẫn nhịn"… Nhưng cố gắng không được bao lâu đã gầm thét vì quá sức chịu đựng", bà mẹ nói.
Tối thứ sáu, chị thỏa thuận với con, chỉ cần con làm xong bài tập tiếng Anh và Toán tối nay, cuối tuần chị sẽ đưa con đến trang trại cắm trại để xem con loại Lạc đà Alpaca mà con thích. Cậu con trai đồng tình với vẻ phấn khích trên mặt, cầm cặp sách đi về phòng. Người mẹ cảm thấy nhẹ nhõm một lúc, nghĩ rằng đã đến lúc con phải tích cực hoàn thành bài tập.
Đã hơn nửa giờ trôi qua, chị làm xong việc nhà liền vào kiểm tra và... choáng váng: Trong vở con chỉ viết đúng một câu! Với tốc độ này, đến nửa đêm cũng chưa xong bài.
"Tôi tức giận thét lên: "Con còn muốn thế này bao lâu nữa? Bài tập về nhà là của con, sao cứ như người ngoài cuộc vậy? Mẹ nói cho con biết, ngày mai ở nhà, không đi chơi bời gì nữa". Con trai bắt đầu khóc, van xin liên tục nhưng tôi kiên quyết từ chối. Ngày hôm sau, tôi thực sự làm như đã nói, thay vì đưa cháu đi chơi, tôi để cháu tự làm bài tập trong nhà.
Sau khi con trai ngủ quên, vào giúp con sắp xếp lại đồ dùng học tập, tôi thấy một trang trống trong cuốn sách có ghi nội dung "Tôi ghét mẹ tôi! Tôi ghét mẹ đến chết". Như thể bị một chậu nước lạnh dội lên đầu, trái tim tôi lạnh đi. Tôi muốn con học hành chăm chỉ để tốt cho tương lai của chính nó, đứa trẻ không những không cảm kích chút nào mà còn đầy oán hận trong lòng!", bà mẹ chán nản chia sẻ.
Cha mẹ càng chu đáo bao nhiêu, con cái càng thờ ơ
Chỉ sau này, bà mẹ mới nhận ra: Nguyên nhân khiến trẻ chống lại việc học và trì hoãn làm bài tập về nhà là do trẻ không coi việc học là việc riêng của mình. Các buổi học do cha mẹ sắp xếp và giám sát thường xuyên hơn, sự phản kháng của trẻ càng nghiêm trọng và chúng càng cảm thấy những điều cha mẹ làm không liên quan đến mình.
Mặc dù ý định tốt nhưng những lời nhắc nhở của cha mẹ thường sử dụng ngôn ngữ mệnh lệnh, ngay khi trẻ nhận được sự chỉ dẫn, phản ứng bản năng đã bắt đầu từ chối nó. Kết quả là, cha mẹ càng quan tâm và cằn nhằn, con cái càng trở nên ngỗ ngược và thờ ơ.
Nếu muốn đảo ngược tâm lý "coi việc học của con là việc của cha mẹ", bạn có thể cải thiện từ 3 khía cạnh sau.
1. Thay đổi thái độ "gọi cảnh báo"
Một phần nguyên nhân khiến trẻ không thích học và làm bài là do quá trình học và làm bài cần đến trí não, đây là một công việc tốn nhiều công sức. Có một lý do quan trọng khác: Khi hầu hết các bậc cha mẹ thúc giục con cái học, họ thường hết kiên nhẫn và bắt đầu nói chuyện với con mình theo kiểu ra lệnh.
Khi cha mẹ nói với trẻ bằng ngôn ngữ này, thông điệp gửi đến não trẻ là: Có ai đó đang ra lệnh và điều khiển tôi. Trong trường hợp này, phản ứng đầu tiên của bộ não con người là "từ chối", không phải "thực thi". Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều trẻ em đặc biệt thụ động khi học, và chúng hoàn toàn không coi đó là công việc của riêng mình.
Khi một người chống lại điều gì đó theo bản năng, nó sẽ không đạt được kết quả tốt.
Do đó, khi cha mẹ giao tiếp với con cái, hãy cố gắng thay đổi giọng điệu từ mệnh lệnh sang thảo luận: Chẳng hạn, thay thế "Viết Toán trước, sau đó học tiếng Việt" bằng "Con muốn viết gì trước?"; "Đừng để bị phân tâm, hãy nghiêm túc!" được thay thế bằng "Con có muốn thử thách mình có thể làm gì để viết nhanh và tốt hơn không?".
Cho trẻ đủ thời gian để suy nghĩ và hành động theo câu trả lời của trẻ, để trẻ chuyển từ ép buộc sang tư duy chủ động. Chỉ khi đứa trẻ được tin tưởng, tôn trọng và có quyền quyết định nhất định, trái tim của con mới phát ra năng lượng tích cực.
2. Cho trẻ tham gia
Tại sao trẻ em thường có thái độ lơ là trong học tập và làm bài tập ở nhà? Sở dĩ như vậy bởi vì bài tập về nhà là nhiệm vụ do giáo viên, phụ huynh giao cho, con ngày nào cũng bị thúc giục, đối với trẻ mà nói, đó chỉ là công cụ để hoàn thành yêu cầu.
Phụ huynh có thể chọn một khoảng thời gian để cùng con lập kế hoạch học tập.
Cho dù đó là mục tiêu cho điểm môn học, hay thứ tự hoàn thành bài tập về nhà, đối với mỗi phần của kế hoạch, phải hoàn toàn tôn trọng ý kiến của trẻ và lắng nghe cẩn thận lý do cho kế hoạch của trẻ. Nếu trẻ có những ý tưởng hay, cha mẹ không được keo kiệt lời động viên của mình, nhất là khi trẻ đã lập kế hoạch và thực hiện nghiêm túc thì còn phải khen ngợi.
Lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên của toàn bộ nhiệm vụ học tập, điều này không chỉ có lợi cho việc kích thích sự tự giác của trẻ mà còn cho phép trẻ có ý thức tham gia. Chỉ bằng cách này, trẻ mới nghĩ rằng mình là một đối tượng quan trọng của việc học, và việc học là công việc của chính mình.
3. Để trẻ làm giáo viên
Nhiều bậc cha mẹ đã quen với việc thúc giục con làm bài tập nhanh chóng sau khi ăn tối. Trên thực tế, hãy cho con bạn một khoảng thời gian làm "giáo viên" trước khi viết bài về nhà. Hỏi con bạn hôm nay chúng đã học được gì và lắng nghe cẩn thận những gì chúng nói. Trong quá trình trở thành giáo viên, trẻ sẽ đọc lại trong đầu những gì đã học trong ngày hôm đó, từ đó có thể phân loại tốt các điểm kiến thức và làm bài nhanh hơn.
Thông qua quá trình "làm giáo viên", trẻ em cũng có thể trải nghiệm đầy đủ niềm vui khi tiếp thu kiến thức mới, trải nghiệm cảm giác hoàn thành và cuối cùng là tạo ra động cơ học tập tích cực.
Một nhà tâm lý học đã từng nói: "Trạng thái lý tưởng nhất của giáo dục là trong sự tương tác với trẻ em, cả cha mẹ và con cái đều có thể trải nghiệm một loại tình yêu thương được thỏa mãn, một loại niềm vui xuất phát từ trái tim".
Việc cha mẹ thường xuyên thúc giục, cằn nhằn không chỉ khiến trẻ dễ cáu gắt, giảm hiệu quả học tập hàng ngày mà còn phá hủy thói quen học tập tốt của trẻ, hình thành một vòng luẩn quẩn mệt mỏi. Các mẹ nếu muốn cha mẹ gắn bó hơn với con cái, muốn con cái có tính tự giác và ngoan ngoãn hơn thì hãy học tuyệt chiêu im lặng đúng cách.