Việc đặt tên cho bão (bão nhiệt đới) bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước để giúp nhận dạng nhanh các cơn bão trong những thông điệp cảnh báo - tên gọi được cho là dễ nhớ hơn nhiều so với số và thuật ngữ kỹ thuật.

Việc đặt tên bão giúp phương tiện truyền thông dễ đưa tin, tăng cường sự quan tâm đến các cảnh báo và thúc đẩy sự chuẩn bị ứng phó của cộng đồng.

Đằng sau tên gọi của siêu bão Yagi- Ảnh 1.

Đường đi của bão Yagi hôm 6-9. Ảnh: Đài Khí tượng Hồng Kông (Trung Quốc)

Lúc đầu, bão được đặt tên tùy ý. Vào giữa những năm 1900, tên phụ nữ được dùng đặt cho tên các cơn bão.

Trong quá trình theo đuổi một hệ thống đặt tên có tổ chức và hiệu quả hơn, các nhà khí tượng học sau đó quyết định xác định các cơn bão bằng cách sử dụng tên từ một danh sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Do đó, một cơn bão có tên bắt đầu bằng chữ A, như Anne, sẽ là cơn bão đầu tiên xảy ra trong năm.

Kể từ năm 1953, các cơn bão nhiệt đới Đại Tây Dương đã được đặt tên theo danh sách do Trung tâm Bão Quốc gia đưa ra. Hiện nay, chúng được duy trì và cập nhật bởi một ủy ban quốc tế của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).

Các danh sách tên ban đầu chỉ có tên của phụ nữ. Năm 1979, tên của nam giới đã được đề ra và chúng xen kẽ với tên của phụ nữ. Tên nam giới được đặt cho những cơn bão hình thành ở Nam bán cầu.

Tổng cộng hiện có 6 danh sách được sử dụng luân phiên. Do đó, danh sách năm 2019 sẽ được sử dụng lại vào năm 2025.

Bão Yagi gây nhiều thiệt hại ở Philippines

Trong qua khứ, các cơn bão có tên Yagi đã xuất hiện nhiều lần như bão Yagi năm 2000 tác động lên Quần đảo Ryukyu (Nhận Bản), bão Yagi năm 2006, cơn bão mạnh nhất trong mùa bão năm 2006 nhưng không đe dọa đến các vùng đất liền quan trọng.

Năm 2013, một cơn bão nhiệt đới khác cũng mang tên Yagi gây ảnh hưởng đến Philippines và Nhật Bản. 5 năm sau, một cơn bão nhiệt đới có tên Yagi tác động đến Philippines, quần đảo Ryukyu, Đài Loan (Trung Quốc) và phía Đông Trung Quốc.

Năm 2024, bão Yagi hiện nay (tức bão số 3 theo cách gọi Việt Nam) nhanh chóng mạnh lên thành siêu bão, gây thiệt hại tại Philippines, khiến ít nhất 17 người thiệt mạng.

Yagi bắt nguồn từ một vùng áp thấp hình thành vào ngày 30-8, cách Palau khoảng 540 km về phía Tây Bắc. Vào ngày 1-9, cơn bão này được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản phân loại là bão nhiệt đới và gọi tên là Yagi.

Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines ban đầu tuyên bố cơn bão này là áp thấp nhiệt đới và đặt tên là Enteng vì nó hình thành trong Khu vực Trách nhiệm của Philippines.

Siêu bão Yagi kèm theo gió mạnh và mưa lớn dự kiến đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc trong ngày 6-9, cụ thể là dọc theo bờ biển đảo Hải Nam - theo dự báo của cơ quan khí tượng Trung Quốc. Các trường học ở miền Nam Trung Quốc phải đóng cửa ngày thứ hai liên tiếp và nhiều chuyến bay bị hủy. Với sức gió gần tâm bão duy trì tối đa 245 km/giờ, Yagi được xem là cơn bão nhiệt đới mạnh thứ hai thế giới trong năm 2024 cho đến nay, sau cơn bão Beryl.