Mẹ bầu Ly Kute đã bước sang tháng thứ 6 của giai đoạn thai kỳ. Bà mẹ trẻ đang tận hưởng những khoảnh khắc nhàn rỗi, đi du lịch, chăm sóc chồng con. Ai cũng khen Ly Kute sở hữu thần thái rạng rỡ, vóc dáng thon gọn, không khác là bao so với thời son rỗi.

Tuy nhiên, để có được vóc dáng ấy cùng sức khỏe tốt, Ly Kute đã tập luyện rất chăm chỉ. Mẹ bầu 6 tháng vẫn đến phòng tập gym đều đặn dưới sự hướng dẫn của PT riêng. Thêm vào đó, chế độ ăn uống cũng không kém phần quan trọng. Ly Kute chỉ thích ăn khoai sắn chứ không thích ăn quá nhiều thịt hay tinh bột. Cô cũng chủ động bổ sung loạt thực phẩm chức năng đề phòng thiếu chất dinh dưỡng cho bé.

Đằng sau thần thái được khen nức nở trên mạng là sự khổ luyện của mẹ bầu 6 tháng Ly Kute

Nhìn bà mẹ trẻ tập luyện mà ai cũng cảm thán: "Siêu và khỏe quá". Phải có sức khỏe tốt và chăm chỉ luyện tập thì mới có thể giữ được vóc dáng, cân nặng như vậy. Nhiều mẹ bầu khi bước sang tháng thứ 6 bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn ngồi 1 chỗ, nhưng mẹ 2 con Ly Kute trông rất nhanh nhẹn, gọn gàng.

Nhiều mẹ bầu có quan niệm sai lầm đó là có bầu thì phải ngồi im một chỗ, tuy nhiên luyện tập có mức độ cũng là cách giúp mẹ cải thiện sức khỏe, tinh thần tốt hơn. Ngoài ra, các mẹ chú ý thêm chế độ ăn uống, cố gắng hạn chế đồ ngọt để không gây tiểu đường thai kỳ. Thực phẩm chức năng cũng cần thiết cho mẹ bầu.

Bà bầu tập gym mang lại lợi ích gì?

- Giảm đau lưng dưới.

- Tập luyện giúp tâm trạng thoải mái, giải tỏa stress.

- Kiểm soát được cân nặng.

- Giúp ngủ ngon hơn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

- Giúp tiêu hóa tốt hơn, hạn chế các chứng táo bón.

- Giúp dẻo dai hơn, chịu đựng tốt hơn, sẵn sàng cho sinh.

- Giảm huyết áp cao, các vấn đề tiền sản có thể gây sinh non, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

- Ngăn chặn các hiện tượng giãn tĩnh mạch, trĩ hay tiểu đường.

Một số điều cần cân nhắc trước khi mẹ bầu quyết định tập gym

- Luôn chắc rằng bạn tham vấn ý kiến của bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình có vấn đề gì bất thường và không thể tập thể dục được không. Đặc biệt là vấn đề tim mạch, tiểu đường và xương khớp.

- Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu không nên tập các bài tập trong tư thế nằm ngửa hoặc đứng lâu, do tim mạch sẽ không đáp ứng được cho phần dạ con trong các tư thế này. Ngoài ra trong toàn bộ thai kỳ, bạn không nên tập các bài tập trong tư thế nằm ngửa quá 5 phút.

- Việc mang thai sẽ ảnh hưởng tới mức độ oxygen trong cơ thể, do đó khi tập các bài aerobic (tim mạch) bạn nên giảm cường độ bài tập và không bao giờ nên tập đến mức độ khó thở hoặc kiệt sức.

- Nếu bạn tập trong 3 tháng đầu thì bạn cần lưu ý tránh nóng, giữ ẩm và đủ nước cho cơ thể.

- Ăn đủ dinh dưỡng và đặc biệt là đủ tinh bột để đảm bảo lượng glucose cần trong máu khi tập luyện.

Đằng sau thần thái được khen nức nở trên mạng là sự khổ luyện của mẹ bầu 6 tháng Ly Kute: Muốn đẹp phải chịu khó! - Ảnh 3.

Những bài luyện tập phù hợp khi mang thai

- Những môn thể thao/bài tập ít gây chấn thương và ảnh hưởng đến xương khớp như bơi, đạp xe, đi bộ, leo cầu thang. Phụ nữ đã từng chạy bộ khi mang thai hoàn toàn có thể tiếp tục chạy bộ và chỉ cần giảm tần suất và mức độ vận động lại (tốc độ, quãng đường).

- Các bộ môn tập cho tim mạch như chạy, đi bộ, nhảy... có thể thực hiện từ 20-30 phút/lần và 3 lần/tuần.

- Đối với các bài tập sức mạnh (muscular fitness/strength training), bạn nên tập các bài tập với mức tạ nhẹ bằng 50% thông thường. Mục tiêu của bạn là duy trì lượng cơ bắp, cải thiện tư thế và duy trì cân nặng lành mạnh. Sau đây là những bài tập sức mạnh tiêu biểu mà bạn có thể áp dụng trong thời gian mang thai.

Khi nào nên dừng tập gym khi mang thai?

Nếu trong quá trình mang thai và tập gym xảy ra những triệu chứng dưới đây, hãy dừng tập ngay và ngay lập tức đi tới bệnh viện kiểm tra kỹ càng nhé.

- Chảy máu âm đạo.

- Nhức đầu (nặng hay nhẹ cũng vậy).

- Buồn nôn quá nhiều.

- Đau bụng.

- Có tiền sử sảy thai hoặc nạo hút thai nhiều hơn 3 lần.

- Không vận động trong một thời gian dài, chưa từng tập thể dục.