Hăng say tập yoga, người phụ nữ bị đột quỵ suýt chết
Vài giờ trước khi bị chấn thương, Rebecca Leigh, 40 tuổi, đến từ Gambrills, Maryland, đã quay đoạn hướng dẫn tập 1 động tác yoga cho 26.000 người hâm mộ trên mạng xã hội của cô.
Khi tai nạn ập đến trong lúc tập, đôi mắt của cô trở nên mờ đi, chân tay bủn rủn, yếu ớt, đau đầu dữ dội. Ban đầu cô nghĩ là do bị thoát vị đĩa đệm - căn bệnh mà cô từng được chẩn đoán ở độ tuổi đôi mươi. 2 ngày sau khi gặp bác sĩ, cô bị sốc khi phát hiện mình đã bị đột quỵ và có khả năng đột tử trong tích tắc.
Bác sĩ tin rằng người phụ nữ này đã bị bóc tách động mạch cảnh ở cổ khi thực hiện động tác động tác "hollowback" handstand – một động tác yoga biến thể của việc trồng cây chuối bằng tay.
Bác sĩ tin rằng người cô bị bóc tách động mạch cảnh ở cổ khi thực hiện động tác động tác "hollowback" handstand – một động tác yoga biến thể của việc trồng cây chuối bằng tay. Tư thế này đòi hỏi bạn phải mở rộng cổ, thả hông ra sau và uốn cong cột sống dưới của bạn trong khi trụ vững bằng 2 bàn tay.
Leigh phải ở 5 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt về thần kinh để các bác sĩ nghiên cứu tại sao một người ăn uống lành mạnh, không hút thuốc ở tuổi 40 lại có thể bị đột quỵ. Sau tất cả các công đoạn xét nghiệm máu, siêu âm, MRI và chụp CT, các bác sĩ phát hiện cô bị rách động mạch cảnh phải, một trong bốn động mạch cung cấp máu cho não khi thực hiện động tác "hollowback" handstand.
Leigh phải ở 5 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt về thần kinh để các bác sĩ nghiên cứu trường hợp.
Cũng tại thời điểm đó, Leigh không thể nói quá một vài phút do tổn thương thần kinh, đau đầu hàng ngày và mất trí nhớ nghiêm trọng. May mắn thay, chỉ một tháng sau trải nghiệm kinh hoàng, cô đã có thể trở lại trên tấm thảm của mình và vẫn tập yoga mỗi ngày 1 giờ. Cô chỉ đơn giản ngồi trên tấm thảm của mình trong tư thế kiết già và lắng nghe hơi thở, tập những tư thế an toàn nhất.
Lúc đầu, Leigh cảm thấy giận dữ và không tin rằng thứ gì đó lành mạnh như yoga có thể gây ra đột quỵ.
Cẩn trọng đột quỵ khi tập luyện
Bóc tách động mạch Acarotid (CAD) xảy ra khi máu rò rỉ thành vết rách trên thành mạch máu. Khi các lớp của thành động mạch tách ra sẽ ngăn oxy đến não và là nguyên nhân chính gây đột quỵ, chủ yếu ở những người dưới 50 tuổi.
Theo Webmd, có hai loại đột quỵ mà mọi người cần hết sức cẩn trọng:
Một là, đột quỵ thiếu máu cục bộ - chiếm 80% đột quỵ - xảy ra khi có tắc nghẽn trong mạch máu ngăn không cho máu đến một phần của não.
Hai là, cơn đột quỵ xuất huyết, xảy ra khi một mạch máu vỡ ra, làm ngập một phần não với quá nhiều máu trong khi những khu vực khác lại không được cấp đủ. Nó có thể là kết quả của AVM, hoặc dị dạng động mạch (một cụm mạch máu bất thường), trong não.
Vận động quá nhiều cũng cần cẩn trọng nguy cơ đột quỵ.
30% người mắc bệnh xuất huyết não chết trước khi đến bệnh viện. 25% chết trong vòng 24 giờ và 40% người sống sót chết trong vòng một tuần. Tuổi tác, huyết áp cao, hút thuốc, béo phì, lối sống ít vận động, tiểu đường, rung tâm nhĩ, tiền sử gia đình và tiền sử đột quỵ hoặc TIA đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
Triệu chứng khi bị đột quỵ bao gồm:
- Đột ngột tê hoặc yếu mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.
- Bỗng nhiên bối rối, khó nói.
- Đột ngột bị mờ mắt ở một hoặc cả hai mắt.
- Đột ngột gặp khó khăn khi đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng.
- Đau đầu đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, 3 trong 4 người bị đột quỵ sẽ bị khuyết tật suốt đời, bao gồm khó đi lại, giao tiếp, ăn uống và hoàn thành các công việc hàng ngày hoặc công việc. Khi tập luyện mà xuất hiện những dấu hiệu này cần dừng lại ngay và cầu cứu người bên cạnh, hoặc gọi điện cấp cứu.
Cả hai loại đột quỵ đều có khả năng gây tử vong và bệnh nhân cần phẫu thuật hoặc một loại thuốc gọi là tPA (chất kích hoạt plasminogen mô) được sử dụng trong vòng 3 giờ để cứu sống bệnh nhân đột quỵ.
(Nguồn: Dailymail, Webmd, Cedars-Sinal Hospital)