Ông Ronald Reid, sinh sống tại Mỹ, là một người có lối sống vô cùng bình dị. Ông có thói quen tiết kiệm và không bao giờ hoang phí vào những khoản chi tiêu không cần thiết.

Những ai quen biết ông đều đã quen thuộc với hình ảnh ông sử dụng những chiếc ghim an toàn để cố định cho chiếc áo khoác cũ của mình với nhau, lái chiếc Toyota Yaris đã qua sử dụng và phản đối việc mua mới. Thậm chí ông còn tự chặt củi sưởi ấm khi đã 90 tuổi.

Niềm đam mê thực sự duy nhất của ông có lẽ là chiếc bánh nướng xốp kiểu Anh và một tách cà phê tại Bệnh viện Brattleboro Memorial ở Vermont.

photo-1

Trong sự nghiệp làm công việc lao công và là một nhân viên trạm xăng, ông Ronald Reid được đánh giá là một người chăm chỉ. Tuy nhiên, người thân của ông sẽ không bao giờ tưởng tượng được rằng đằng sau hình ảnh một người đàn ông giản dị này lại đang âm thầm tạo dựng khối tài sản trị giá lên đến hàng triệu USD.

Theo CNN, khi Ronald qua đời vào tháng 6/2014, trong di chúc, ông đã tiết lộ bản thân từng có danh mục đầu tư trị giá 8 triệu USD.

Người đàn ông 90 tuổi này còn sở hữu cổ phần của ít nhất 95 công ty tên tuổi như Procter & Gamble, JPMorgan Chase & Co. và Johnson & Johnson.

Nhiều công ty trong số này đã tăng số cổ tức hàng năm trong nhiều thập kỷ sau khi ông mua chúng.

Bí quyết nào giúp một người làm công việc lao công gây dựng được khối tài sản trị giá 9 triệu USD?

Ngoài chăm chỉ làm việc và tiết kiệm được một khoản trong nhiều năm, ông Ronald Reid còn đầu tư lâu dài vào các công ty mà ông đánh giá là chất lượng và có giá trị tích lũy. 

Trong số đó có một số cổ phiếu blue-chip ổn định như Procter & Gamble, JP Morgan Chase, General Electric và Dow Chemical. Và cứ như vậy, cho đến hàng thập kỷ chờ đợi lãi kép thành hình, từ khoản tiết kiệm nhỏ bé chỉ có vài trăm USD mỗi tháng, ông đã tích lũy đến hàng triệu USD và biến ông trở thành một hình tượng nhà đầu tư thành công, có lối tư duy và suy nghĩ thấu đáo trong mọi quyết định đặt ra.

 Danh tính vị triệu phú 90 tuổi giả nghèo làm lao công, sở hữu cổ phần của 95 công ty hàng đầu trên thế giới - Ảnh 2.

Vị tỷ phú này còn cho biết thêm trong 79 năm, nếu muốn đầu tư vào các công ty giai đoạn đầu như Apple Inc, Facebook của Meta Platforms Inc, hay Airbnb Inc,... bạn phải là nhà đầu tư được công nhận. 

Khái niệm này xuất phát từ một đạo luật năm 1933, luật hình thành Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), cơ quan này cũng có điều khoản cấm bất kỳ những ai không phải là người sáng lập hoặc người trong nội bộ công ty khác đầu tư vào công ty trước khi chào bán lần đầu ra công chúng (IPO), trừ khi họ có một chính sách nhất quán, thu nhập ít nhất 200.000 USD hoặc tài sản ròng trị giá 1 triệu USD.

Về lý thuyết, luật này bảo vệ các nhà đầu tư không bị rơi vào những trò lừa đảo hoặc những đề xuất kinh doanh viển vông. Nhưng chính luật này lại khiến những nhà đầu tư như ông Ronald Reid mất khả năng kiếm lời nhanh chóng.

Mark Richards, một người hàng xóm của Reid chia sẻ rằng: "Tôi chắc chắn rằng nếu Ronald Reid kiếm được 50 USD/tuần, ông ấy có thể đã đem 40 USD đi đầu tư. Đặc biệt, thị trường chứng khoán là công cụ tuyệt vời để tiền có dòng chảy từ người nóng vội sang người có bản tính kiên nhẫn".

Trong di chúc của mình, Ronald Reid đã để lại 1,2 triệu USD cho thư viện ở Vermont và 4,8 triệu USD cho bệnh viện địa phương Brattleboro Memorial.