Sai lầm khi dùng mộc nhĩ
Theo Đông y, mộc nhĩ (nấm mèo) tính vị quy kinh, vị ngọt nhạt, tính bình; vào phế, vị, thận. Chủ trị tư âm, nhuận phế, ích khí, bổ thận, hòa huyết, hoạt huyết, suy nhược cơ thể, lao phổi, viêm khí phế quản, khái huyết, đàm huyết, miệng khô, họng khô rát, nóng rát, cồn cào vùng bụng, trĩ, đau răng, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp, táo bón... Mộc nhĩ có mặt trong nhiều món ăn bài thuốc Việt Nam.
Theo y học, mộc nhĩ chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Ngâm mộc nhĩ bằng nước lạnh trước khi chế biến mất đến vài giờ nên nhiều người vì tiện, thiếu kiến thức đã sơ chế mộc nhĩ sai cách. Quá trình sơ chế mộc nhĩ sai cách đã khiến mộc nhĩ nhanh nở, nhưng mất chất - được ví như "nhúng" vào thuốc độc, giảm hương vị món ăn, còn sót chất độc, sinh nấm mốc mà gây ngộ độc, buồn nôn, chóng mặt… có hại cho sức khỏe.
Ăn mộc nhĩ tươi như ăn chất độc
Mộc nhĩ tươi có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng.
Ăn mộc nhĩ tươi khiến cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể dẫn đến hiện tượng ngứa, phù nề - nghiêm trọng có thể gây hoại tử da.
Vì vậy xưa nay đều dùng mộc nhĩ khô – là bởi quá trình phơi và sấy khô chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, không thể gây nguy hiểm cho người ăn.
Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng
Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng tưởng nhanh, lại sát khuẩn và tiện lợi. Nhưng cách ngâm mộc nhĩ này khiến khi chế biến mộc nhĩ dễ bị nhũn, dính, không dễ bảo quản, cất giữ và chế biến món ăn không ngon, đẹp.
Nguy hại hơn là chất morpholine – một chất độc có trong nấm vì mộc nhĩ chính là một dạng nấm ký sinh trên các thân cây dù được phơi khô vẫn tồn sót – do ngâm bằng nước nóng nở nhanh trong thời gian ngắn đã không thể đào thải hết, gây độc hại cho cơ thể.
Khối lượng mộc nhĩ ngâm bằng nước nóng khiến 1kg chỉ nở được 2-2,5kg – ít hơn so với ngâm nước lạnh (1kg có thể nở 3,5-4,5kg).
Ăn mộc nhĩ ngâm lâu
Mộc nhĩ ngâm lâu bị thay đổi thành phần dinh dưỡng, chất đạm thủy phân khiến vi khuẩn dễ tấn công, gây nhiễm khuẩn. Ăn phải loại mộc nhĩ này có thể bị ngộ độc, nhẹ thì đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Nặng có thể gây hôn mê, và từng có trường hợp tử vong vì ăn mộc nhĩ ngâm lâu ngày.
Do đó người dân không nên ngâm mộc nhĩ lâu, thời gian ngâm mộc nhĩ không vượt quá 8 giờ. Quá thời hạn đó là các vi khuẩn sẽ sản sinh tăng gấp nhiều lần có thể sinh độc tố đe dọa sức khỏe người ăn.
Không biết cách rửa sạch mộc nhĩ
Mộc nhĩ ngâm xong phải biết cách rửa sạch thì chế biến món ăn mới ngon, mới cảm nhận trọn vẹn hương vị mộc nhĩ thơm, ngon giòn.
- Hãy rửa mộc nhĩ dưới vòi nước xả mạnh, chà kỹ cho sạch hẳn khi nấu ăn mới an toàn.
- Hoặc cho 2 muỗng bột mì vào nước âm ấm ngâm mộc nhĩ, trộn đều, chà nhẹ để bột mì giúp cặn bẩn, bụi bám trên các khe hở trên mộc nhĩ ra hết.
- Hoặc thêm một chút tinh bột, dùng tay bóp và khuấy đều để loại bỏ chất bẩn còn sót trong mộc nhĩ.
- Những khe kẽ mộc nhĩ khó làm sạch hãy cắt bỏ, bởi cố dùng chế biến món ăn sẽ không ngon, lại không an toàn cho sức khỏe.
- Nếu rửa sạch mà vẫn cảm thấy mùi hôi đặc trưng của mộc nhĩ, thì hãy ngâm mộc nhĩ trong nước ấm và muối 5 phút để loại bỏ mùi hôi đó.
Thời gian ngâm mộc nhĩ tốt nhất nên từ 2 – 3 giờ trong nước lạnh, giúp mộc nhĩ nở căng hết cỡ, chế biến thơm, giòn hơn.
Nếu bận việc có thể ngâm mộc nhĩ vào nước lạnh trước khi đi làm việc khác là khi về đã có mộc nhĩ để chế biến.
Mộc nhĩ sau khi ngâm sẽ nở ra nhiều vì thế đừng ngâm số lượng lớn, nếu không sẽ rất lãng phí.
Nấu kỹ mộc nhĩ
Sau khi sơ chế, cần nấu cho mộc nhĩ chín kỹ để an toàn cho sức khỏe, ăn ngon và bổ dưỡng hơn.
Mẹo ngâm mộc nhĩ nhanh nở, mềm
Nước ấm - bột mì - đường
Mộc nhĩ rửa qua rồi cho vào hộp nhựa. Đổ một lượng nước âm ấm (30-40 độ C) xâm xấp mặt mộc nhĩ.
Cho vào thêm 1 thìa bột mì và 1 thìa đường khuấy tan - giúp mộc nhĩ tăng thẩm thấu nước, nở nhanh, tiết kiệm thời gian ngâm, hút các tạp chất, bụi bẩn giúp mộc nhĩ sạch.
Đậy nắp hộp lại (có thể bọc lại bằng màng bọc thực phẩm cho kín), rồi lắc mạnh lên xuống khoảng 3 phút, lực ly tâm giúp mộc nhĩ nhanh hút nước, nở mềm hoàn toàn.
Sau đó rửa lại sạch với nước cho hết bụi bẩn, tạp chất và bột mì trên bề mặt mộc nhĩ.
Ngâm mộc nhĩ với nước ấm - muối
Cho mộc nhĩ vào tô to, đổ nước âm ấm cùng 1 thìa muối, đậy nắp và lắc nhẹ khoảng 5 phút, rồi rửa sạch. Muối có tác dụng loại bỏ tạp chất và khử trùng, giúp mộc nhĩ sạch.
Nước ấm - baking soda
Nước âm ấm và baking soda – bộ đôi này có tác dụng làm sạch bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt mộc nhĩ rất hiệu quả, giảm thời gian ngâm mộc nhĩ.
Ngâm mộc nhĩ với bột mì - đường - dấm trắng
Đổ nước ấm vào ngâm mộc nhĩ, thêm 1 thìa bột mì, 1 thìa đường, 1 thìa dấm trắng (bột mì hấp thu mạnh và hút các tạp chất trong khe kẽ, dấm trắng diệt khuẩn tốt, đường đẩy nhanh quá trình hấp thụ nước của mộc nhĩ).
Đậy nắp, lắc nhanh rồi để yên 5 phút để tăng tốc độ chuyển động của các phân tử nước.
Sau 5 phút ngâm mộc nhĩ nở to, mềm – nước ngâm đặc biệt bẩn. Đổ mộc nhĩ ra rửa kỹ với nước cho sạch hẳn.
Lưu ý là ngâm mộc nhĩ với nước lạnh 2-4 giờ vẫn đem lại chất lượng tốt nhất, mộc nhĩ nở to, ăn giòn hơn, thơm hơn.
Tuy cách ngâm rửa, xử lý, sơ chế mộc nhĩ hơi tốn thời gian, nhưng đơn giản và giúp an toàn cho sức khỏe.
Cách dùng mộc nhĩ an toàn
- Ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh để chất cảm quang và độc tính tự nhiên mất đi, an toàn cho cơ thể.
- Rửa sạch, cắt chân, bỏ những chỗ khe kẽ khó làm sạch rồi hãy chế biến.
- Nấu mộc nhĩ chín kỹ hoàn toàn mới ăn. Tuyệt đối không ăn mộc nhĩ tươi, mộc nhĩ mới chín tới.
- Có thể ngâm mộc nhĩ bằng nước âm ấm để giảm thời gian ngâm, giảm nguy cơ bị nhiễm mốc. Nhưng tuyệt đối không dùng nước nóng, nước sôi ngâm mộc nhĩ.