Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Bệnh gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Cần nắm được các dấu hiệu điển hình của viêm xoang để sớm phát hiện, chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án điều trị kịp thời.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, viêm xoang còn được gọi là viêm mũi xoang, là tình trạng nhiễm trùng, viêm niêm mạc hô hấp lớp lót trong các xoang cạnh mũi. Khi bị viêm xoang, lớp niêm mạc phù nề gây tăng tiết dịch nhầy, trong khi phù nề thu hẹp đường kính các lỗ xoang khiến cho dịch không thoát ra ngoài được dẫn đến tắc nghẽn xoang.
Tác nhân gây nên tình trạng này là vi trùng, siêu vi trùng hoặc do dị ứng.
Viêm xoang nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và khỏi trước 4 tuần thì được gọi là viêm xoang cấp tính. Viêm xoang kéo dài trên 3 tháng và tái đi tái lại thì gọi là viêm xoang mãn tính.
Viêm xoang là tình trạng viêm của lớp niêm mạc lót trong xoang. Yếu tố khởi phát thường gặp nhất là bệnh viêm mũi họng cấp cảm.
Với những trường hợp bệnh nặng, sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như đau nhức, chảy dịch, nghẹt mũi, điếc mũi...
Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh bao gồm: Virus, dị ứng, vi khuẩn, Polyp, ô nhiễm không khí,...
Cách chữa viêm xoang gồm dùng thuốc điều trị hoặc phẫu thuật.
Nếu các biện pháp khắc phục trên không đem đến hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết để xác định liệu viêm xoang có đến từ nguyên nhân dị ứng
Cách phòng ngừa viêm xoang
Đối với người lớn
Chú ý đến việc phòng tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên: hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh, rửa tay đúng cách trước mỗi bữa ăn, giữ ấm cơ thể.
Tránh xa môi trường khói thuốc và không khí ô nhiễm giúp hạn chế nguy cơ gây kích ứng, viêm phổi và đường hô hấp.
Chú ý đến các yếu tố gây dị ứng đường hô hấp như lông chó mèo, phấn hoa, nước hoa…
Sử dụng máy tạo độ ẩm. Thêm độ ẩm vào không khí sẽ giúp ngăn ngừa viêm xoang. Lưu ý, vệ sinh thường xuyên máy để duy trì tình trạng máy luôn sạch và không có nấm mốc sinh sôi.
Đối với trẻ em
Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách, đúng liều lượng bằng dung dịch nước muối (dạng xịt hoặc nhỏ).
Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí trong phòng quá khô.
Tránh tối đa việc trẻ hít phải khói thuốc hay các tác nhân gây dị ứng cho trẻ.
Hạn chế cho trẻ đi bơi/ lặn quá lâu ở các hồ bơi chứa clo để không gây kích ứng mũi và xoang của trẻ.
Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước.
Tuân thủ việc tiêm chủng cho trẻ đúng lịch, đặc biệt là tiêm vắc xin ngừa cúm và các bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế cầu…).
Không để trẻ tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh hoặc người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài, cần đưa trẻ đi khám và điều trị đúng cách tại các chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.