Đâu là nguyên nhân khiến mí mắt bị giật? - Ảnh 1.

Đây tình trạng co thắt không tự chủ lặp đi lặp lại của các cơ mí mắt thường xảy ra ở mí mắt trên. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở cả mí mắt trên và dưới.

Giật mí mắt khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng hầu như không phải do bệnh lý gây ra. Tuy nhiên, nếu mí mắt co giật trong một thời gian dài, từ 2 tuần trở lên kèm theo các triệu chứng như: các cơ khác trên mặt cũng bị co giật, mắt sưng đỏ, mí trên sụp xuống thì nên đi bác sĩ chuyên khoa.

Một số lý do phổ biến khiến mí mắt bị giật:

Căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống tự nhiên của cơ thể, bao gồm cả cách các cơ và dây thần kinh giao tiếp trong mí mắt.

Ngủ không ngon giấc: Các kiểu ngủ kém có thể đi kèm với căng thẳng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Mất ngủ ngắn hạn và dài hạn có thể do lối sống, thay đổi theo mùa hoặc đôi khi không có lý do rõ ràng nào cả.

Đâu là nguyên nhân khiến mí mắt bị giật? - Ảnh 1.

Giật mí mắt không phải là bệnh và có thể tự khỏi trong một vài ngày

Uống nhiều cà phê: Có mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng giật mắt và caffeine trong các loại đồ uống như cà phê, trà và nước ngọt. Mỗi người có khả năng dung nạp đồ uống có chứa caffeine khác nhau, vì vậy ngay cả một tách trà xanh nhạt cũng có thể gây ra chứng giật mí mắt ở những người không quen với caffeine.

Thiếu magiê: Tình trạng thiếu magiê có thể trực tiếp dẫn đến co giật mắt và các cơn co thắt cơ khác. Những người gặp vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng cũng có thể gặp vấn đề về co giật mí mắt.

Khô mắt: Việc sử dụng quá nhiều màn hình máy tính, điện thoại là nguyên nhân phổ biến gây khô mắt.  Kích ứng mí mắt do màng nước mắt giảm có thể dẫn đến co giật mắt.

Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ bất thường, bao gồm cả co giật mắt.

Để giảm bớt tình trạng này bác sĩ Youn khuyên mọi người nên ngủ nhiều hơn, giảm bớt lượng caffeine nạp vào. "Nếu mọi cách đều không hiệu quả thì tiêm botox có thể giải quyết được vấn đề" - ông cho biết.