Bản năng tự nhiên của cha mẹ là luôn muốn ngăn chặn cảm giác thất bại, bị tổn thương hoặc những tình huống bé dễ bị mắc lỗi ngay từ đầu nhưng chính điều này là “giam hãm” cái tôi của bé. Bé cũng cần những trải nghiệm thất bại, buồn bã, lo lắng, giận dữ… để trưởng thành. Một người bạn đã chỉ tôi điều này khi thấy Bướm lúc nào cũng quấn quanh mẹ. Tôi đã từng nghĩ đây là điều rất bình thường và còn tự hào là Bướm thương mẹ nhất. Nhưng tôi biết mình đã lầm khi 1 tháng sau khi vào lớp 1, khác những đứa trẻ khác, bé vẫn xa cách và chỉ đòi mẹ khi cô giáo hỏi tới. Đến lúc ấy, tôi mới biết vì đã quá đùm bọc con khi còn nhỏ, không cho bé tham gia những hoạt động cùng bạn bè đã làm bé ỷ lại và không còn tự tin khi giao tiếp thế giới.

Sau khi nhận ra được vấn đề, tôi đã cố gắp  giúp Bướm vượt qua những cảm xúc tiêu cực chứ không phải tìm cách loại bỏ những điều xấu ra khỏi cuộc sống của bé.  Tôi hướng Bướm Những trò chơi có chút mạo hiểm để bé tham gia cầu trượt hoặc đu quay với những người bạn xa lạ để kích thích tinh thần độc lập của bé.

Ngoài ra, tôi cũng học cách thẳng thắn phê bình những khuyết điểm của bé. Nếu Bướm đánh răng chưa sạch hoặc có thói quen vứt áo khoác xuống sàn nhà, tôi liền nhắc để bé cần phải biết đó là hành vi không tốt và nỗ lực khắc phục.