1. Khi con trai được 2 tuổi. Một ngày nào đó, đầu đụng phải góc bàn, đầu sưng một cục, khóc òa lên. Hơn một phút sau, tôi đi đến chiếc bàn, lớn tiếng hỏi:
- Cái bàn à, là ai đã đụng mày đau thế? Khóc lóc thương tâm thế kia?
Con trai ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn tôi. Tôi sờ sờ cái bàn, hỏi con trai rằng:
- Là ai vậy? Là ai đã đụng đau chiếc bàn?
- Con, ba ơi, là con đụng!
- Ồ, là con đụng à, vậy còn không mau nghiêng mình với chiếc bàn, nói tiếng xin lỗi đi!
Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.
Từ đó, con trai đã học được tính có trách nhiệm và đảm đương!
2. Con trai 3 tuổi. Vô cớ khóc lớn, tôi hỏi:
- Sao vậy, chỗ nào không khỏe hả con?
- Không có
- Vậy sao lại khóc!
- Con chỉ muốn khóc thôi! (Rõ ràng làm nũng).
- Được thôi, con muốn khóc thì ba không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây không thích hợp lắm, sẽ làm phiền mọi người nói chuyện, ba tìm một chỗ cho con, con một mình khóc cho đã, khóc đủ rồi mới gọi mọi người.
Nói xong đem nhốt con ở phòng rửa tay:
- Khóc xong rồi hãy gõ cửa.
2 phút sau, con trai đạp cửa:
- Ba ơi, ba ơi, con đã khóc đủ rồi!
- Tốt, khóc xong rồi à? Khóc xong rồi thì đi ra đi.
Kể từ hôm đó, con trai mãi cho đến 18 tuổi, không còn học thói thao túng và trút giận lên người khác!
3. Con trai 9 tuổi, năm lớp 4, môn toán không đạt, sầu não không vui.
- “Sao thế? Thi không đạt, còn làm mặt nặng nhẹ với ba mẹ sao?”.
- “Bởi vì cô giáo dạy toán rất đáng ghét, học lớp của bà ấy không thích nghe”.
- “Ồ, đáng ghét như thế nào?”, tôi cảm thấy rất hứng thú.“??, ??”, con trai nói rất nhiều, “nói tóm lại cô ấy cũng không thích con”.
- “Ồ, người khác thích con, thì con thích họ, người khác không thích con, thì con lại ghét họ. Điều này nói rõ rằng con là người chủ động hay là người bị động đây?”.
- “Là người bị động ạ!”, con trai trả lời.
- “Là người mạnh, hay là người yếu, là đại nhân, hay là tiểu nhân?”, tôi tiếp tục hỏi.
- “Là kẻ yếu, là tiểu nhân!”, con trai sợ hãi.
- “Vậy còn muốn làm đại nhân hay là tiểu nhân?”.
- “Làm đại nhân! Ba ơi, con đã hiểu rồi: vô luận là cô giáo có thích con hay không, con đều có thể thích cô ấy, kính trọng, chủ động hưởng ứng cô ấy, làm một kẻ mạnh”.
Hôm sau, vui vẻ đến trường, từ đó môn toán đạt được kết quả ưu tú. Và đã biết được thế nào là đại nhân, thế nào là tiểu nhân.
Con trai, sau này khi con lớn lên, có lẽ, con sẽ nhớ đến hôm nay, nhớ đến bà nội, nhớ đến mẹ, nhớ đến ba đã dụng tâm vất vả thế nào.
4. Con trai 5 tuổi. Chập tối, dẫn con đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ, dưới cầu nước trong thấy được cả đáy, nước chảy cuồn cuộn. Con trai ngẩng đầu nhìn tôi:
- Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi.
Tôi có phần sửng sốt.
- Được thôi, ba sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút.
Về nhà, con trai thay quần áo xong, nhìn thấy một chậu nước ở trước mặt, ngơ ngác không hiểu.
- Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều này con không hiểu sao?
Con trai gật đầu.
- Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện trước một chút, xem thử con có thể vùi được bao lâu.
Tôi nhìn đồng hồ. “Bắt đầu!”.
Con trai vùi mặt vào trong nước, hào khí ngất trời? Chỉ được 10 giây.
- Úi chà, ba ơi, sặc nước rồi, khó chịu thật.
- Vậy sao? Chờ một chút nhảy xuống sông, có thể sẽ càng khó chịu hơn nhiều đấy.
- Ba ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không?.
- Được thôi, không đi thì không đi nữa.
Từ đó, con trai đã học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, suy nghĩ cho kỹ rồi mới làm.
5. Con trai 11 tuổi, tôi cùng với vợ phải đi xa một thời gian dài, mỗi ngày đều gọi điện cho mẹ già, hỏi thăm. Một ngày kia, con trai nhận điện thoại:
“Ba ơi, chào ba!”, con trai rất lấy làm vui mừng.
“Ừm, chào con! Bà nội đâu rồi? Gọi bà nội nghe điện đi”.
“Ba ơi, sao mỗi ngày ba chỉ gọi điện thoại cho bà nội thôi vậy?”.
“Điều này có gì lạ đâu? Bởi vì đó là mẹ của ba mà!”.
“Vậy còn con? Con cũng rất nhớ ba mẹ!”.
“Vậy con hãy gọi điện cho mẹ con đi!”.
“Vâng!”.
Từ đó, cứ 6 giờ mỗi ngày, vợ tôi đều có thể nhận được lời hỏi thăm của con, bất kể mưa gió, đến nay đã 8 năm rồi!