Cô Trần sở hữu một xưởng sản xuất máy móc tư nhân với khoảng 400 công nhân. Bởi thế, khỏi phải nói, gia sản của cô Trần ai nhìn cũng ngưỡng mộ, đặc biệt bất động sản. Giàu có là vậy nhưng cô Trần không nghĩ rằng dạy con sống trong nhung lụa, sung sướng ngay từ tấm bé là giúp con nên người.
Cô dạy con phải quý trọng đồng tiền, không được hoang phí. Cô hiếm khi mua đồ mới cho con mà chỉ xin lại đồ cũ từ họ hàng, bạn bè để con dùng lại, hoặc nếu có mua đồ mới thì giá trị cũng chưa tới 1 triệu đồng. Chỉ có điều, sự khắt khe của cô Trần khiến cậu con trai nhỏ muốn làm gì cũng phải dò xét ánh mắt của mẹ. Dần dần, sự tự ti bao trùm lấy cậu bé.
Với nhiều bố mẹ, họ ngỡ tưởng cách giáo dục này tốt vì giúp con biết trân trọng đồng tiền sau này. Tuy nhiên, trước khi lên 10 tuổi, thế giới quan của 1 đứa trẻ phụ thuộc rất lớn vào hành vi của bố mẹ. Một đứa trẻ như thế sẽ tin rằng gia đình chúng không có tiền thật dù cho đó chỉ là hoàn cảnh bố mẹ đặt ra.
Mang theo suy nghĩ ấy như vậy ngay cả khi lớn lên, chúng sẽ đặt đồng tiền lên ưu tiên hàng đầu. Dù chúng có kiếm được tiền nhiêu bao nhiêu nhưng cũng chẳng dám tiêu, dẫn đến hậu quả của nhận thức sai lầm về vấn đề tiền bạc: keo kiệt.
Hoặc, cũng có thể xảy ra 1 trường hợp khác, một đứa trẻ bị "giam cầm" trong cách giáo dục "tằn tiện" của bố mẹ sẽ có thể "lách luật", nổi loạn, tràn ngập cảm xúc tiêu cực, một khi thiếu đi sự giám sát của cha mẹ, chúng sẽ tiêu tiền hoang phí để bù lại cảm giác thiếu thốn tuổi thơ.
Vì vậy, để dạy con biết trân trọng đồng tiền, trước tiên, bố mẹ không nên giấu giếm con về hoàn cảnh gia đình. Sự thành thật của bố mẹ sẽ nuôi nấng con cái trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời.
Tuy nhiên, bố mẹ nên nhắc nhớ con về việc luôn cố gắng, nỗ lực làm việc và lợi ích của việc chăm chỉ kiếm tiền (để phụ giúp gia đình, để hưởng thụ cuộc sống...). Vì dù gia đình giàu có thế nào mà con cái chỉ biết tiêu xài, tiền bạc rồi cũng sẽ cạn mà thôi.